Thứ Tư, 23/11/2016 13:49

Luật Phòng chống tác hại rượu, bia cần có chế tài đủ mạnh

Sáng 23/5, phát biểu tại Quốc hội tham gia ý kiến về dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Phạm Như Hiệp đánh giá cao báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật, đồng thời cho rằng luật cần đảm bảo tính xác thực, có chế tài đủ mạnh nhằm nâng cao tính răn đe trong phòng chống tác hại của rượu, bia…

45% người sau khi uống rượu vẫn lái xeLuật Phòng chống tác hại của rượu, bia nhằm bảo vệ giống nòi và tương lai của dân tộcDự thảo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia: Đừng 'nhân danh' phát triển kinh tế, giải quyết việc làmCấm bán rượu, bia trên internet liệu có khả thi?Tiết giảm nạn lạm dụng rượu biaTác hại của rượu, bia và những con số đáng báo động

Đại biểu Phạm như Hiệp phát biểu tại hội trường sáng 23/5. Ảnh: quochoi.vn

Nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng

Mở đầu bài phát biểu, đại biểu Phạm Như Hiệp cho rằng, Quốc hội đưa ra thảo luận về Luật  Phòng, chống tác hại của rượu, bia trong bối cảnh thời gian qua xảy ra nhiều vụ tai nạn nghiêm trọng do tài xế sau khi sử dụng gây ra tai nạn giao thông làm chết và bị thương nhiều người gây nên sự bức xúc trong xã hội.

Ở kỳ họp trước, tôi đã tham luận về các tác hại của rượu, bia và tôi cũng hoàn toàn nhất trí với đa số phát biểu của các đại biểu trước là “những tác hại này cần phải nêu rõ trong luật” để không còn những cái chết tức tưởi do rượu bia.   

Thứ nhất là về tên gọi của dự thảo luật. Qua nghiên cứu bản tiếp thu, giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tôi tán thành với tên gọi là Luật phòng chống tác hại của rượu, bia vì tên gọi đưa ra ở dự thảo luật này đã nội hàm bao quát tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đang tồn tại trên thị trường. Các sản phẩm có nồng độ cồn cao như rượu bia đã được quy định trong chế tài của luật, đồng thời hạn chế giới trẻ tiếp cận với các loại rượu, bia cũng như đồ uống có cồn sớm. Tên gọi như vậy sẽ tăng độ mạnh của chế tài của luật trực tiếp trên các sản phẩm của rượu, bia, tránh gây cách hiểu gián tiếp làm giảm chế tài của luật.

Về kinh phí cho hoạt đồng phòng chóng tác hại của rượu, bia, tôi xin tán thành với nguồn kinh phí phòng chống tác hại của rượu bia do ngân sách nhà nước đảm bảo theo quy định. Việc chi ngân sách nhà nước đảm bảo phù hợp với tình hình, đảm bảo cho tính dài hạn, liên tục cho hoạt động phòng chống tác hại của rượu, bia. Việc sử dụng nguồn ngân sách mà không thành lập quỹ quản lý sẽ không phát sinh bộ máy và giữ được nguồn chi cho bộ máy theo quy định. Ngoài ra hệ thống văn bản quy phạm phát luật của nhiều loại quỹ chưa hoàn thiện và chưa đồng bộ sẽ dẫn đến việc thực hiện kém hiệu quả, ảnh hưởng đến hoạt động của việc phòng chống tác hại của rượu, bia.

Cần bổ sung, chỉnh lý nhiều điều khoản

Công an TP. Huế xử lý những người vi phạm sau khi đo nồng độ cồn 

Để hoàn thiện thêm quy định này, đại biểu đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, bổ sung thêm quy định tăng thuế đối với các sản phẩm rượu, bia nhằm bù vào các khoản chi của ngân sách phục vụ cho công tác phòng chống tác hại của rượu, bia. Hiện nay, ngân sách nhà nước cho phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chi cho đầu tư phát triển, nhiều công trình và nhiều vấn đề xã hội khác cần phải sử dụng ngân sách… nên khi luật được thông qua thì việc chi cho hoạt động này là cần thiết với một khoản kinh phí khá lớn, do đó, việc tăng thuế đối với rượu, bia là cần thiết. Việc tăng thuế của rượu, bia cũng góp phần hạn chế việc tiếp cận của rượu, bia và được xem là một nguyên tắc phòng chống tác hại của rượu, bia.

Về kiểm soát việc sản xuất rượu, bia thủ công, tôi tán thành với các quy định về quản lý, kiểm soát rượu, bia thủ công trong dự thảo luật đưa ra. Việc thống kê, rà soát, bổ sung các hộ sản xuất tại địa phương là cần thiết để từ đó có chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hơn về chất lượng cũng như số lượng sản xuất bia, rượu thủ công. Tôi đề xuất các quy định như do tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm không đảm bảo nên hầu hết các người dân có xu hướng sản xuất, tự chế biến các thực phẩm, đồ uống nhằm hạn chế các sản phẩm không có xuất xứ, nguồn gốc đảm bảo cho sức khỏe. Luật cũng cần có những quy định mang tính dự báo nhằm đảm bảo tính bao quát trong tương lai nếu có những hoạt động tương tự xảy ra.

Thời gian tới, nếu dự thảo luật được thông qua thì giá của các loại rượu bia có thể sẽ tăng, dẫn đến việc sản xuất và mua bán rượu, bia thủ công sẽ tăng. Nếu dự thảo luật không có quy định nhằm hạn chế sản xuất rượu, bia thủ công sẽ dẫn đến việc khó kiểm soát bia, rượu thủ công trong thời gian vùa qua. Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất rượu, bia thủ công không phải nộp thuế cao như các đơn vị sản xuất công nghiệp sẽ dẫn đến thất thu thuế và cạnh tranh không lành mạnh.

Về các hành vi bị nghiêm cấm, đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung. Ở điều 5, khoản 3 quy định “khuyến mãi hoặc sử dụng rượu, bia để khuyến mãi cho người chưa đủ 18 tuổi và khuyến mãi trong hoạt động kinh doanh rượu từ 18 độ trở lên hoặc sử dụng rượu từ 15 độ cồn trở lên để khuyến mãi dưới mọi hình thức. Quy định như dự thảo cần làm rõ về độ cồn. Thứ hai, theo dự thảo, việc sử dụng rượu bia để khuyến mãi cho người chưa đủ 18 tuổi là hành vi bị nghiêm cấm, còn sử dụng để khuyến mãi cho người trên 18 tuổi là không bị nghiêm cấm, điều này cũng không phù hợp với tinh thần của luật.

Tại khoản 7 theo luật quy định nghiêm cấm bán rượu, bia cho người chưa đủ 18 tuổi khi biết rõ người chưa đủ 18 tuổi, người có dấu hiệu say rượu, bia còn chưa rõ ràng. Vì quy định này mang tính cảm tính và sẽ thực hiện khó khăn vì dấu hiệu say rượu bia còn chưa được văn bản nào quy định và dự thảo luật cũng chưa giải thích rõ. Tại khoản 9, có một điều khoản cần làm rõ đó là quy định người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia bằng cách bổ sung kiểm tra bằng chúng minh nhân dân khi bán rượu, bia cho những người như vậy.   

Tại điều 14 của dự thảo luật quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh rượu, bia hoạt động tài trợ phải tuân thủ theo các quy định của pháp luật có liên quan đến việc tài trợ và không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia. Như vậy, theo quy định này việc tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia cũng thuộc hành vi được nghiêm cấm, trong khi đó ở điều 5 không có quy định nào về nghiêm cấm việc tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia.

Thái Bình (ghi)

        

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế
Giải quyết khó khăn, thách thức để phát triển Đại học Huế

Chiều 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Đại học (ĐH) Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục, đào tạo. Cùng tham dự buổi làm việc có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển
Biến giá trị văn hóa thành nguồn lực phát triển

Sáng 17/2, Đoàn khảo sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục - Quốc hội khóa XV do ông Nguyễn Đắc Vinh, UVTW Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban có buổi làm việc với tỉnh Thừa Thiên Huế về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong các lĩnh vực giáo dục (GD), đào tạo (ĐT), văn hóa (VH), du lịch (DL).