Thứ Năm, 01/08/2019 20:36

Lưu học sinh Lào ở lại đón tết Huế

Năm nay, hàng trăm lưu học sinh Lào ở lại Huế để đón một cái tết bình an và chuẩn bị cho việc học ra tết. Xa quê trong ngày tết cổ truyền Việt Nam để lại trong họ những cảm xúc vui buồn lẫn lộn, nhất là sau khoảnh khắc giao thừa.

Chủ tịch và các phó chủ tịch UBND tỉnh thăm, chúc tết các đơn vị, cá nhân đêm giao thừaPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà tết cho đội Phản ứng nhanh PUN75Bí thư Tỉnh ủy và Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tặng quà đêm giao thừa

TS. Đỗ Thị Xuân Dung, Phó Giám đốc ĐH Huế cùng đoàn của ĐH Huế tặng quà, chúc tết lưu học sinh Lào

Ngày Mùng 1 Tết lướt facebook, Boubphaphan Mesa (đang theo học Trường đại học (ĐH) Y - Dược, ĐH Huế) lại có cảm giác mong ngóng ở quê khi thấy bạn bè đăng ảnh giao thừa bên gia đình. Hai năm qua, cũng là hai cái tết Việt Nam, Boubphaphan Mesa ở lại Huế, trải nghiệm ngày tết xa nhà.

Boubphaphan Mesa kể, em là người mang hai dòng máu, mẹ là người Việt Nam, vì vậy, hằng năm gia đình em vẫn đón tết Việt. “Những năm trước, khi không có dịch COVID-19, giáp tết em lại về nhà cùng gia đình chuẩn bị lo tết. Gia đình em cũng ăn tết Việt, dù không lớn như các gia đình tại Việt Nam nhưng vẫn có không khí tết Việt trên đất Lào. Năm nay, em ở lại nhà người thân tại Huế, dù được trải nghiệm thực sự tết Huế nhưng vẫn nhớ nhà, nhớ lắm cảm giác mấy năm trước đón tết Việt tại quê hương, có đầy đủ các thành viên trong gia đình”.

Không có người thân ở Huế như Boubphaphan Mesa, chàng lưu học sinh Lào đang theo học tại Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế - Souvannaleth Mahavixay lại đón tết Huế tại ký túc xá Trường cao đẳng Y tế Huế. Souvannaleth Mahavixay kể, kỳ nghỉ tết thường khá dài, có khi lên đến cả tháng nên trước đây em thường về quê phụ giúp ba mẹ trồng cà phê, làm nông. Hai năm nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nên em quyết định ở lại Huế cho an toàn, qua tết có thể học tập trung tại trường. “Ba mẹ cũng muốn em về, nhưng sau khi em giải thích với ba mẹ cần hạn chế đi lại để đảm bảo an toàn mùa dịch và lo việc học, ba mẹ em dặn em ở lại đón tết Huế vui vẻ. Ở lại ký túc xá ngày tết Việt Nam, em cũng thường gọi điện thoại về cho ba mẹ, quay cảnh ăn uống đầy đủ để ba mẹ an tâm”, Souvannaleth Mahavixay kể.

Khác với những cái tết từng trải nghiệm trước đây, tết Nhâm Dần năm nay, nhiều lưu học sinh Lào trên đất Huế chọn cách đón tết nhẹ nhàng, bình an. Hồ Văn Minh, Trưởng Ban đại diện lưu học sinh Lào tại Huế cho biết, do tình hình dịch bệnh phức tạp, có một số bạn đã bị nhiễm COVID-19, hoặc bị F1 nên mọi người đều chọn phương án cùng đón tết Huế theo cách an toàn nhất. Sinh viên ở tại ký túc xá sinh hoạt và đón tết theo từng phòng, hạn chế đi lại, nhắn nhủ nhau cùng tuân thủ quy định phòng chống dịch, hướng dẫn của nhà trường để đảm bảo an toàn. Các bạn đều có thể ăn bánh, mứt, trải nghiệm các đặc sản tết Huế tại phòng. Các lưu học sinh Lào có thể đi du xuân tại một số điểm ở Huế nhưng hạn chế đi đông người. “Em là người Lào gốc Việt nên ít nhiều cũng hiểu biết và nhiều lần đón tết Việt. Những thông tin về tết Việt, nhất là tết tại Huế, em đều chia sẻ để các bạn cùng biết và trải nghiệm”, Văn Minh cho hay.

Theo đại diện ĐH Huế, năm nay có khoảng hơn 300 lưu học sinh Lào ở lại Huế đón tết. Một số em ở lại gia đình người thân, phần lớn lại ở hai ký túc xá Trường cao đẳng Sư phạm Huế và Trường cao đẳng Y tế Huế. Dù không tổ chức hoạt động quy mô tết Huế như mọi năm, song, lãnh đạo ĐH Huế, các ban chuyên môn và các trường cũng trực tiếp đến thăm, chúc tết và động viên các lưu học sinh Lào đón tết Huế bình an. Giảng viên các đơn vị đào tạo cũng thường xuyên kết nối để nắm tình hình, chia sẻ thông tin, thăm hỏi nhằm mang lại cho  lưu học Lào một không khí tết vui vẻ, ấm áp nghĩa tình.

Clip lưu học sinh Lào cùng đón tết, lì xì cho nhau và trải nghiệm ngày tết tại ký túc xá

Tin, ảnh, clip: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ở lại với biên cương
Ở lại với biên cương

Có những người lính biên phòng mấy tết liền “gác lại” nỗi nhớ cha mẹ, vợ con để ở lại lo tết ấm cho người dân, canh giữ cái tết yên vui cho bản làng nơi mảnh đất phên dậu của Tổ quốc.

Rộn ràng tết
Rộn ràng tết

Ai cũng muốn chuẩn bị những gì “xuân” nhất để tết nhà được đủ đầy, tươi mới, như lời ước nguyện thêm một năm mới trọn vẹn, hanh thông.

Gói bánh chưng, mừng sum vầy
Gói bánh chưng, mừng sum vầy

Dịch COVID-19 được kiểm soát, việc đi lại thuận tiện, năm nay nhiều gia đình được quây quần bên nhau. Nếp, lá, đậu, thịt được soạn ra để mọi người gói bánh, cùng sống trong không khí đầm ấm thân thương những ngày cuối năm.

“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc
“Ăn ngon, chơi vui, nghe hay” ở phiên chợ tết Gia Lạc

LTS: Suốt cả năm mua bán làm ăn, lẽ thường, tết là các chợ đều nghỉ, bởi ai cũng lo sắm sanh mọi thứ đủ dùng cho những ngày tết, đâu ai đi chợ nữa mà chợ đông. Lại nữa, bà con tiểu thương ai cũng có gia đình, chồng con, cả năm bán buôn, ba ngày tết còn dành cho gia nương nhà cửa nữa chứ... Vậy mà ở Huế, lại có một phiên chợ tết. Rất kỳ lạ nữa là chợ chỉ đông 3 ngày tết, còn rồi thôi. Nghe có vẻ hơi “ngụy tặc”, nhưng mà là có thật 100%. “Ngụy tặc” hơn nữa là phiên chợ này không cốt để bán mua làm giàu làm có, mà chủ yếu để... chơi, mà lấy hên lấy lộc đầu năm. Đó là chợ Gia Lạc - một phiên chợ đẫm chất văn hóa rất riêng của xứ Huế.