Thứ Ba, 28/12/2010 16:15

Mạnh tay với xe quá tải

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh, từ ngày 1-6 vừa qua, Sở Giao thông- Vận tải và Công an tỉnh phối hợp ra quân kiểm tra tải trọng bằng cân điện tử trên các tuyến quốc lộ, đường tránh phía tây, đường tỉnh, đường vành đai, các huyện, thị và TP Huế nhằm chấn chỉnh tình trạng xe quá tải đang hoành hành, góp phần kéo giảm tai nạn giao thông, bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân, an toàn hàng hóa, phương tiện cho doanh nghiệp, bảo vệ hạ tầng giao thông đường bộ. 

Thực tế hiện nay, việc các phương tiện vận tải chở hàng quá tải đã trở thành tiền lệ xấu và diễn ra khá phổ biến, thậm chí có những xe chở quá tải ở mức trên 100%. Tại Thừa Thiên Huế, tình trạng này cũng không phải là ngoại lệ. Khi tham gia giao thông, chúng ta luôn bắt gặp những xe tải chở vật liệu xây dựng, đất đá san lấp mặt bằng chạy ầm ầm; xe chở gỗ rừng trồng chất cao ngất, dài vượt cả thùng xe... Hệ luỵ của tình trạng trên, không chỉ gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc, thiệt hại hàng hoá, hư hỏng phương tiện mà hạ tầng giao thông cũng bị xuống cấp nhanh chóng. Đơn cử như tuyến đường tránh phía tây Huế, được đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, đưa vào sử dụng năm 2003, khai thác được thời gian ngắn hư hỏng nặng. Nguyên nhân của tình trạng trên, ngoài việc nền đường mới, chất lượng công trình chưa đảm bảo, còn có “công lớn” của các xe quá tải. Không chỉ các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, ngay cả các tuyến đường bê tông liên xã, liên thôn hiện cũng bị xuống cấp nhanh chóng do các xe chở vật liệu xây dựng tàn phá... Biện minh cho việc chở hàng quá tải của mình, lái xe đưa ra nhiều lý do “rất đáng thông cảm” như: Không chạy, chủ xe cho nghỉ việc; không nhận chở sẽ mất mối; thêm tải để bù đắp giá xăng dầu tăng, chi phí làm “luật” dọc đường... Nhưng thực chất của việc vi phạm không ngoài mục đích tăng lợi nhuận cho chủ xe, lái xe, còn hậu quả thì cả xã hội phải gánh chịu. Bởi nói cho cùng, mọi chi phí Nhà nước đầu tư khắc phục hạ tầng giao thông đều từ những đồng tiền thuế của nhân dân đóng góp.

 

Kiên quyết với nạn xe quá tải là việc làm cần thiết và được xã hội đồng tình ủng hộ. Tuy nhiên, làm như thế nào để đạt hiệu quả cao, giải quyết triệt để tình trạng trên là điều cần được xem xét thấu đáo và phù hợp. Thực tế ở TP Hồ Chí Minh mới đây, khi ngành chức năng lập trạm kiểm tra trên tuyến đường vào cảng Cát Lái, cả tuyến trở nên vắng vẻ, nhưng đến tối, khi lực lượng chức năng rút đi lại diễn ra cảnh tắc đường do các xe tải chen nhau vào cảng. Vì vậy, trước hết, việc kiểm tra tải trọng xe cần tiến hành một cách toàn diện, thường xuyên, lâu dài và đồng bộ trên toàn quốc, nếu không sẽ chẳng khác nào “bắt cóc bỏ dĩa”, sinh nhiều tiêu cực.

 

Thứ hai, cần áp dụng chế tài xử phạt cả lái xe lẫn chủ xe và chủ hàng mới có tác dụng răn đe đồng bộ, nếu cứ cảnh “trăm dâu đổ đầu... lái xe” thì không thể ngăn chặn tận gốc vấn nạn trên.

 

Thứ ba, cần ngăn chặn vi phạm ngay từ gốc, đó là những cảng cung cấp, xếp dỡ hàng hoá, nếu không sẽ gây khó cho cả chủ hàng, lái xe và lực lượng làm công tác xử lý, bởi thiếu phương tiện hạ tải, kho bãi để bảo quản hàng hoá, nhất là với trường hợp xe chở container hàng hóa xuất nhập khẩu nguyên đai, nguyên kiện đã kẹp siu chì của hải quan thì không thể hạ tải dọc đường được.

Hoàng Giang
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.