Thứ Tư, 26/06/2019 13:48

Món quà tặng “xứng đồng tiền bát gạo”

Tính từ lúc phát hành tập 8, bẵng đi 9 năm, tập 9 ấn phẩm Nghiên cứu Huế (NCH) của Trung tâm NCH mới lại ra mắt bạn đọc. Có người đã nhận xét, đây có lẽ là ấn phẩm “kỳ lạ” nhất bởi khuôn khổ lẫn độ dày của nó, khổ 19x26.5cm, dày từ gần 350 trang cho đến hơn 550 trang với cỡ chữ nhỏ, thế nên nhiều người ước định NCH có tập phải dày đến cả ngàn trang nếu in với cỡ chữ bình thường như vẫn thấy ở các tập sách khác.

Tạp chí Nghiên cứu Huế phát hành ấn phẩm tập 9

Nhưng, điều kỳ lạ nhất phải kể đó là về thời gian ấn hành. NCH từ tập này đến tập kia phải tính đến hàng năm, thậm chí như tập 8 đến tập 9 như vừa kể, thời gian giãn cách lên đến gần cả thập kỷ. Nguyên do như những người thực hiện “thật thà” tiết lộ là tùy thuộc vào việc tập hợp bài vở, về kinh phí in ấn, và cả về điều kiện, sức khỏe của người thực hiện.

NCH chủ trương nhất quán không nhận quảng cáo và không nhận tài trợ của bất cứ tổ chức, cá nhân nào. Mục đích là để NCH không bị chi phối và giữ được chất lượng như mong muốn. Và quả thực, 9 tập NCH lần lượt trình làng và đến tay bạn đọc đều thực sự là những công trình đầy sức nặng của tâm huyết và tri thức khiến cho nhiều bạn đọc dẫu khó tính nhất cũng phải hài lòng. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Trưởng ban Tư tưởng Văn hóa TW khi dự buổi ra mắt NCH tập 8 đã từng nhận xét: “NCH là một ấn phẩm rất Huế, rất nghiêm túc, rất đáng đọc và đáng được lưu giữ.”

Chính vì những lý do như vậy, giới học giả, nghiên cứu, hoặc giới sưu tầm sách, nhiều người rất mong muốn và cố cất công tìm cách sưu tập cho đủ bộ 9 tập NCH, cho dù những tập đầu tiên đã được Trung tâm NCH bán hết từ lâu. Bản thân người viết bài này may mắn đã có đủ trọn bộ NCH, nhưng những tập đầu tiên đều phải chấp nhận là những bản scan do đích thân nhà giáo Nguyễn Hữu Châu Phan, thành viên Hội đồng khoa học, Chủ biên NCH giúp đỡ từ các bản gốc mà ông lưu giữ.

Tại buổi ra mắt tập 9, trong lúc chờ đến giờ khai mạc, ấn phẩm đã được trao tặng đến các vị khách mời. Nhiều người đã tranh thủ dò mục lục, lướt xem những bài viết mà mình quan tâm nhất. Và không hẹn, họ đã cùng gặp nhau ở ý tưởng: NCH xứng đáng để tỉnh chọn làm quà tặng của Huế cho bạn bè, bởi nó không chỉ sang trọng, văn hóa, mà còn có ý nghĩa quảng bá cho Huế nữa. Nhất là trong thời điểm mà chúng ta đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị xây dựng phát triển Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế! Ý tưởng ấy như được tiếp thêm hy vọng để trở thành hiện thực khi Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ - người có mặt tại buổi ra mắt NCH tập 9 đã đánh giá cao giá trị của ấn phẩm và gợi ý với TS. Phan Thanh Hải, người đứng đầu ngành văn hóa tỉnh nhà, nên xúc tiến để NCH có mặt trong “Tủ sách Huế”. Ông Phan Ngọc Thọ cũng bày tỏ mong muốn, sau tập 9, NCH sẽ tiếp tục dòng chảy của mình chứ không nên và không thể dừng lại. Quà tặng của Huế là sách, lại là bộ sách dày dặn và giá trị như NCH thì quả là rất “xứng đồng tiền bát gạo”. Chỉ hy vọng ý tưởng thú vị ấy sẽ không nhạt phai theo thời gian sau ngày ra mắt tập 9…

DIÊN THỐNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế
Tuyên truyền, lan tỏa về xây dựng và phát triển văn hóa Huế, con người Huế

Nghị quyết (NQ) 54-NQ/TW, ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã tạo ra những tiền đề, định hướng quan trọng đối với tỉnh trong việc trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, văn hóa và con người đóng vai trò có tính quyết định. Văn hóa là nền tảng để phát triển ngành du lịch dịch vụ, ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu phát triển kinh tế của tỉnh hiện nay.

Om ngự hồi sinh
Om ngự hồi sinh

“Ngọc oa ngự dụng” xưa đang dần được hồi sinh và hòa vào nhịp sống hiện đại để hội nhập và phát triển.

Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai
Ra mắt ấn phẩm về hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai

“Đầm phá Tam Giang – Cầu Hai: Tiếp nhận từ văn hóa dân gian, tri thức bản địa hướng đến du lịch sinh thái cộng đồng” (TS. Lê Vũ Trường Giang chủ biên, NXB Thuận Hóa) vừa được ra mắt chiều 4/1 tại TP. Huế.

Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế
Những tín hiệu mừng phát triển di sản văn hóa Huế

Trước đây, tôi thấy nghiên cứu di sản văn hóa Huế nếu không đưa được kết quả nghiên cứu di sản vào du lịch thì di sản đó chỉ còn lưu lại trong sách vở, chứ hoàn toàn vắng bóng trong đời sống văn hóa của xã hội. May sao, những di sản văn hóa Huế được công nhận đều được ngành du lịch vận dụng phục vụ khách du lịch. Đến năm 2025, tin tưởng thành phố Huế sẽ được Trung ương công nhận là thành phố văn hóa di sản trực thuộc Trung ương. Trong quá trình chuẩn bị thành phố Huế trực thuộc Trung ương xuất hiện nhiều hoạt động phát triển di sản văn hóa Huế rất tích cực.