Thứ Năm, 29/11/2012 18:09

Mùa Phật đản - mùa lễ hội

Tháng tư âm lịch hằng năm trên dòng Hương thơ mộng lại lung linh 7 đóa sen hồng đón mừng Phật Đản...

Không khí Phật Đản lan tỏa trên mọi con đường ở Huế. Ảnh: VN

Khắp nơi trong tỉnh, người dân nô nức đón chào Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559. Tại huyện Phong Điền, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo (BTS GHPG) huyện đã triển khai thi công biểu tượng Hoa sen chuyển Pháp luân tại Km23, xã Phong An, trước Nghĩa trang liệt sĩ Hương Điền. Nếu như bảy đóa hoa sen được thắp sáng trên sông Hương là biểu tượng của Phật giáo Huế thì Hoa sen chuyển Pháp luân là biểu tượng của Phật giáo Phong Điền. Ở huyện vùng cao A Lưới, được sự hướng dẫn của BTS Giáo hội huyện A Lưới, các Phật tử vùng cao đã thiết kế lễ đài Phật đản, treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo tại tư gia.

Lễ dâng hoa tưởng niệm tại Đài Thánh tử đạo nhân Phật đản PL2559. Ảnh: Võ Nhân

Theo thông tin từ BTS GHPG tỉnh, công tác chuẩn bị cho Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559 về cơ bàn đã hoàn tất: Lễ diễu hành xe hoa sẽ được tổ chức vào chiều thứ bảy ngày 30/5 và chiều thứ hai ngày 1/6 (tức ngày 13 và 15/4 âm lịch). Theo đó, 32 chiếc xe hoa của Ban tổ chức và các ban ngành, BTS GHPG các huyện, thị sẽ tham gia lễ diễu hành. Sau khi tổng duyệt văn nghệ, Ban tổ chức đã chọn ra 17 tiết mục xuất sắc có ý nghĩa trên tổng số 27 tiết mục tham dự để trình diễn vào tối thứ bảy (30/5).

Đèn lồng bán rất chạy trong những ngày Phật Đản. Ảnh: VN

 
Thời tiết nắng nóng nhưng công tác chuẩn bị cho lễ Phật đản tại chùa Từ Đàm vẫn khẩn trương. Lễ đài đã cơ bản hoàn thành để phục vụ cho lễ chính thức vào ngày 1/6 (tức rằm tháng 4 âm lịch). Trước đó, vào chiều tối 31/5 (14/4 âm lịch) tại Quốc tự Diệu Đế sẽ diễn ra lễ tắm Phật và lễ rước Phật từ Diệu Đế đến chùa Từ Đàm.
Chị Nguyễn Thị Ngọc Hoa, một du khách đến từ TP Hồ Chí Minh cho biết: “Tôi vốn sinh ra ở Huế và luôn tự hào Huế là cái nôi của Phật giáo. Vì vậy, dù sinh sống xa quê, nhưng tôi vẫn luôn hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Năm nay có điều kiện, tôi đưa cả gia đình ra Huế đón lễ Phật đản tại quê nhà”.

Xe hoa của GHPG huyện Phong Điền đỗ tại chùa Cát Tường (đường Yết Kiêu) để sẵn sàng cho lễ diễu hành. Ảnh: VN

 
Dạo một vòng quanh TP Huế, chúng tôi nhận thấy phố phường đẹp hơn, ở đâu cũng thấy cờ hoa rực rỡ. Anh Trần Mạnh Hưng, ở phường Vỹ Dạ cho biết: “Tuy nhà tôi ở trong hẻm, nhưng vợ chồng tôi vẫn treo cờ Tổ quốc, cờ Phật giáo và lồng đèn trong khuôn viên nhà. Bởi vì mùa Phật đản cũng là mùa lễ hội, không khí và niềm vui lễ hội lan tỏa khắp mọi ngõ ngách phố phường”.
Tuy chưa diễn ra lễ chính thức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2559, nhưng không khí lễ Phật đản đã lan tỏa khắp vùng đất Thừa Thiên Huế. Hòa thượng Thích Khế Chơn, Ủy viên Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó Trưởng ban Thường trực BTS GHPG tỉnh, cho biết: “Phật đản năm nay đúng vào ngày Quốc tế Thiếu nhi nên tỉnh tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề “Phật giáo với tuổi trẻ” tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu Quán. Tuổi trẻ là đội ngũ kế thừa quan trọng, là mầm non tương lai của đất nước và Giáo hội nên Giáo hội luôn luôn quan tâm đến tổ chức Gia đình Phật tử (GĐPT) nói riêng và thanh thiếu niên nhi đồng Phật tử nói chung. Nhân mùa Phật đản, Giáo hội tạo điều kiện để GĐPT hưởng trọn một không gian văn hóa lành mạnh, bổ ích trong ngày Đức Phật đản sanh, vì vậy đã thực hiện một ngày hội trại mở rộng cho ngành Oanh của các đơn vị GĐPT trên địa bàn tỉnh với hơn 1.000 đoàn sinh tham gia. Ngoài ra, chương trình văn nghệ cúng dường Phật đản và diễu hành xe hoa cũng sẽ diễn ra tại khuôn viên trước Nghinh Lương Đình”...
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.