Thứ Tư, 22/06/2016 13:21

Mưu sinh từ sản vật đồng quê

Nắng hay mưa, ngày này qua tháng nọ, những bà, cô, chị ở vùng nông thôn tảo tần, đưa những sản vật được trồng từ nhà hay mớ cá, tôm do chồng con đánh bắt được mang ra chợ bán để mưu sinh.

41 năm miệt mài đạp xe thồNhững bông hoa thức sớmNhững “bóng hồng” tần tảo mưu sinhMưu sinh ngày tếtMưu sinh giữa giá rét

Hàng chục năm nay, ở chợ Phường Đúc hay chợ tạm Lịch Đợi (TP. Huế) không ai không biết mệ Lang hơn 80 tuổi ở Thủy Biều. Hàng ngày, mệ Lang đem các sản vật quê được trồng tại vườn nhà khi thì ít nải chuối chát, khi thì vài quả mít non, ít rau thập tàng, mớ rau lang, rau càng cua… đem về chợ bán. Bán rồi, mệ lại mua trở lại mấy lạng thịt, mớ tôm phục vụ cho cuộc sống gia đình. Mệ Lang thật lòng: “Nhờ bán thế này mà tui và chồng tui sống qua ngày đoạn tháng chẳng phải nhờ con cháu giúp đỡ gì. Đi chợ bán vừa có tiền sinh sống vừa vui nữa nên giúp tui sống khỏe mạnh, chẳng đau ốm chi cả”.

Mệ Võ Thị Tý, năm nay 76 tuổi, ở Thủy Xuân, TP. Huế thì hàng ngày nhổ vài bó sả, chè tươi, củ, quả vườn nhà mang ra chợ Trường An, hoặc chợ tạm đàn Nam Giao bán. Hàng của mệ ra chợ là hết liền, nhờ thế, mỗi ngày mệ Tý cũng kiếm hơn 200.000 đồng không chỉ đủ nuôi sống hai vợ chồng già, mà còn phụ giúp cho vợ chồng con trai của mệ sống gần nhà kinh tế còn khó khăn.

Mệ Tý kể: “Sản vật trong nhà tự trồng nên chẳng tốn kém gì, bán lại có tiền, nhờ thế cuộc sống gia đình tôi đỡ vất vả hơn”.

Cuộc sống của gia đình chị Trần Thị Thu, ở xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy đều sống dựa vào đánh bắt cá, tôm trên sông Như Ý. Mỗi ngày, khi trời chưa sáng, chồng chị Thu lại chèo ghe dọc trên sông Như Ý kiếm cá, tôm, ban đêm thì men theo các bờ ruộng soi ếch, bắt cua đồng để bán. Chị Thu nói: “Trung bình, mỗi ngày hai vợ chồng tôi kiếm được vài kg cá, tôm ếch, nhái, cua đồng... đem lên chợ An Cựu bán. Nhờ vậy, mỗi ngày cũng kiếm được vài trăm nghìn đồng, đủ nuôi 3 con ăn học”.

Chị Đinh Thị Én, ở xã Phú Hồ, huyện Phú Vang. Nhà có đất hơn 500m2, chị khoanh vùng trồng rau cải, rau thơm, xà lach, rau khoai, rồi chị đi học hỏi trồng thêm nấm rơm. Tối đến hai vợ chồng đi bắt ếch và cua đồng trên ruộng, nhờ vậy mà hai vợ chồng chị có của ăn, của để và mới đây hai vợ chồng xây được một căn nhà khá khang trang. Chị Én chia sẻ: “Sản vật từ quê ở thành phố họ thích lắm vì mình bán hàng sạch, không bơm thuốc trừ sâu, hơn nữa giá bán cũng khá rẻ nên đắt hàng, nhiều người muốn mua hàng của tôi phải dặn trước”.

Hiện nay, khắp nơi trên thành phố Huế, đâu đâu cũng gặp các mệ, các bà, các chị gồng gánh hàng quê lên Huế bán. Hàng của họ lên là hết, bởi sản vật quê rất được ưa chuộng do những người nội trợ luôn cảm thấy bất an mỗi khi đi chợ vì vệ sinh an toàn thực phẩm. Việc mưu sinh từ các sản vật đồng quê giúp một số gia đình có thêm đồng ra, đồng vào trang trải cuộc sống.

Khôi Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mưu sinh đêm giáp Tết
Mưu sinh đêm giáp Tết

Khi người lao động ở nhiều công sở, cơ quan đã kết thúc ngày làm việc cuối cùng của năm Nhâm Dần thì trên các nẻo đường, khu chợ, người lao động tự do vẫn miệt mài mưu sinh xuyên đêm trong tiết trời lạnh.

Mưu sinh ngày tết
Mưu sinh ngày tết

Những giọt mồ hôi, những bước chân vội vã mưu sinh bằng chính công sức của mình cho một cái tết an vui của người lao động nghèo thật đáng trân trọng.

Ốc xót
Ốc xót

Khi ấy, Phương vẫn bấm chân vào lớp bùn, khom người men theo bờ đìa chầm chậm di chuyển. Có vẻ cô đã quá quen nên không cần để ý những người vừa ùa xuống bến, đợi thuyền để tham gia tour đầm phá từ Quảng Lợi. Giữa chiều. Nắng rát và chênh chao, nhưng quả thực khi quyết định đặt chân xuống nước và lội về phía Phương, tôi cảm thấy cái nóng có phần dịu đi. Có thể vì hơi ẩm, nhưng cũng có thể vì một chút màu xanh trên doi đất gần đó đã chắn được phần nào sự gay gắt.

Lao động nữ di cư Gian nan hành trình mưu sinh
Lao động nữ di cư: Gian nan hành trình mưu sinh

Nhiều phụ nữ muốn di cư lập nghiệp với hy vọng có được cuộc sống tốt đẹp hơn, nhưng thực tế họ lại phải đối mặt với những khó khăn, xa gia đình, đời sống lại vô cùng bấp bênh... Họ ít có cơ hội nâng cao kỹ năng nghề hay tiếp cận dịch vụ an sinh xã hội.