Thứ Sáu, 03/10/2014 14:38

Myanmar đào tạo nữ hộ sinh, cải thiện tình trạng tử vong cao ở phụ nữ có thai

Sẩy thai và các biến chứng liên quan đến thai nghén là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ tại Myanmar.

Myanmar: 1/5 trẻ em phải đi làm thay vì đi học

Các nữ hộ sinh thăm khám một phụ nữ mang thai ở Myanmar. Ảnh: Reuters

Myanmar đang đào tạo hàng trăm nữ hộ sinh trong một nỗ lực để giảm số phụ nữ tử vong, là một trong những chính sách cải cách xã hội được đưa ra ở đất nước này sau nhiều thập kỷ.

Thống kê cho biết, sẩy thai và các biến chứng liên quan đến thai phụ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ ở Myanmar, chủ yếu là do sự chậm trễ trong việc chăm sóc khẩn cấp.

Theo kết quả điều tra gần đây nhất, cứ 100.000 đứa trẻ được sinh ra trong nước thì có 282 người mẹ tử vong, tương đương với 8 người chết mỗi ngày, tăng gấp đôi so với mức trung bình của khu vực và vượt xa tỷ lệ tử vong là 20/100.000 người ở nước láng giềng Thái Lan hoặc 6/100.000 ở Singapore.

Reuters cho biết, những người sống ở các khu vực nông thôn Myanmar vẫn không nhận ra tầm quan trọng của nữ hộ sinh, thay vào đó thường tìm đến những người đỡ đẻ truyền thống, cho dù trong những tình huống khẩn cấp, họ không thể cứu sống tính mạng người mẹ.

Được biết, các nữ hộ sinh sau khi hoàn thành khoá học sẽ được triển khai đến các phòng khám xa xôi với cơ sở hạ tầng nghèo nàn và các cơ sở y tế chủ chốt.

Bà Dashi Hkwan Nu, Hiệu trưởng Trường Hộ sinh Trung ương cho biết: "Vai trò của nữ hộ sinh rất quan trọng vì 2/3 đất nước ở nông thôn. Các nữ hộ sinh không chỉ chăm sóc sức khoẻ mà còn phải ghi chép và tổng hợp dữ liệu cho đất nước".

Các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của Myanmar - đặc biệt ở những vùng xa xôi - đang bị cản trở bởi các điều kiện khó khăn, nhiều bệnh viện thiếu thiết bị cơ bản.

Chính phủ của nhà lãnh đạo dân sự đầu tiên trong khoảng nửa thế kỷ qua, bà Aung San Suu Kyi, đã đưa ra một loạt các cải cách xã hội như kế hoạch giáo dục y tế và giáo dục quốc gia, đưa vào sử dụng một hệ thống vận chuyển xe buýt ở Yangon... Tuy nhiên, một năm sau khi nắm quyền, bà Suu Kyi thừa nhận rằng công chúng tỏ vẻ thất vọng với tốc độ cải cách và phát triển chậm hiện nay.

Chương trình đào tạo nữ hộ sinh đang được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) hỗ trợ, trong đó Myanmar phải giải quyết vấn đề tử vong ở người mẹ để nâng cao chất lượng sống.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc - ASEAN, những chuyến thăm tiếp nối quan hệ hữu nghị hai bên
Trung Quốc - ASEAN, những chuyến thăm tiếp nối quan hệ hữu nghị hai bên

Trong những ngày gần đây, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp ít nhất 3 bộ trưởng ngoại giao các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), khi các bên cùng nhau trao đổi ý kiến và tầm nhìn về quan hệ hữu nghị Trung Quốc - ASEAN, cũng như các vấn đề cần quan tâm ở khu vực và quốc tế, bao gồm cả vấn đề về Ukraine.

Người mẹ thứ hai
Người mẹ thứ hai

“Lúc cần, cứ gọi bất kể lúc nào, tôi sẵn sàng hỗ trợ, sẵn sàng có mặt”. Đó là lời dặn của chị Lương Thị Kim Ngọc, nữ hộ sinh Trạm Y tế (TYT) xã Phú Hải (Phú Vang) với các sản phụ người dân trên địa bàn.