Thứ Sáu, 12/06/2009 10:24

Nằm trong diện không được tách thửa

Bà Nguyễn Thị Thiệp ở thôn Tiên Nộn, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang phản ánh: Do cần tiền trả nợ, giải quyết khó khăn, bà chuyển nhượng một nửa diện tích đất ở (đã được cấp chứng nhận quyền sử dụng đất), nhưng không hiểu vì lý do gì, lại không được chính quyền địa phương cho phép?

Nhu cầu chuyển nhượng một nửa diện tích

 

Bà Thiệp cho biết, mẹ con bà không có nhà ở, nên năm 2000 được UBND xã bố trí 199m2 đất, để làm nhà. Vì hoàn cảnh đơn côi, khó khăn về kinh tế, nên bà phải vay mượn tiền, chịu lãi suất cao, để làm nhà. Năm 2004, bà tiếp tục vay tiền, kê khai thủ tục, làm được “thẻ đỏ”. Năm 2008, bà cưới vợ cho con, Nhưng không may, sau khi cưới được 3 ngày, con dâu (đang bệnh nặng) chết. Đã nghèo khó, nợ nần càng chồng chất.

 

Ngày 15/10/2010, bà Thiệp được Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Chợ Mai cho vay 30 triệu đồng để chăn nuôi, sản xuất, và cố gắng trả nợ. Nhưng vay khoản này đắp đổi khoản kia, lãi suất tăng cao, nên vẫn không sao trả nợ được. Ngày 15/10/2011, khoản nợ gốc 10 triệu đồng và lãi kèm theo đến kỳ phải trả, nhưng chưa thanh toán được, nên ngân hàng thông báo chuyển khoản tiền trên sang nợ quá hạn. Không còn cách nào khác, bà Thiệp phải tính đến chuyện bán diện tích đất còn lại, để có tiền trả nợ.

 

Một nửa diện tích đất được giao, bà Thiệp làm nhà ở, nửa còn lại bà có nhu cầu chuyển nhượng nhưng không được tách thửa như nêu trên.

 

Thế nhưng, nhiều lần bà cùng người mua đất đến UBND xã xin phép làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng cán bộ địa chính xã nói: chỉ thị của huyện là “không cho bán”. Hồ sơ của bà bị trả lại. Bà Thiệp tìm hiểu thực tế thì được biết, những người được giao đất ở thôn Tiên Nộn, giao xong là họ bán, không làm nhà ở. Vậy, lý do gì trường hợp của bà, chính quyền địa phương lại không cho bán?

 

Đất của bà Thiệp nằm trong diện không được tách thửa

 

Lý giải vấn đề nêu trên, ông Trần Hiếu Cơ, Chủ tịch UBND xã Phú Mậu cho biết, xã áp dụng theo Công văn số 489 ngày 2/7/2009 của UBND huyện Phú Vang, có nội dung “UBND huyện hạn chế tối đa việc giải quyết chuyển nhượng, tặng, cho quyền sử dụng đất được giao cho các hộ làm nhà ở”. Tuy nhiên, ông Huỳnh Văn Đức, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường lại cho biết: Đối chiếu theo Quyết định số 313/QĐ-UB ngày 29/6/2000 của UBND huyện Phú Vang về việc chuyển mục đích sử dụng đất và Quyết định số 50/2010/QĐ-UBND ngày 20/12/2010 của UBND tỉnh về việc quy định diện tích tối thiểu được tách thửa đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế thì trường hợp đất bà Thiệp nằm trong diện không được tách thửa vì “đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt” (điểm c khoản 5 điều 1 Quyết định 50 nêu trên) và nằm trong bản vẽ quy hoạch ngày 29/6/2000 của UBND huyện Phú Vang (gồm 10 lô đất, mỗi lô có diện tích 199m2 tọa lạc tại thôn Tiên Nộn).

 

Quy định này không hạn chế quyền định đoạt của người sử dụng đất (trong đó có chuyển nhượng) đối với toàn bộ thửa đất đã phân lô, nhưng không cho phép họ được tách thửa, để hạn chế manh mún trong quy hoạch (điều này lý giải thắc mắc của bà Thiệp về các trường hợp không làm nhà ở mà chuyển nhượng cho người khác, được chính quyền cấp có thẩm quyền cho phép).

 

Theo ông Huỳnh Văn Đức, nếu vấn đề thuộc thẩm quyền của huyện thì huyện xử lý. Nhưng, quy định nêu trên do cấp tỉnh ban hành. Do đó, hộ bà Nguyễn Thị Thiệp có hoàn cảnh và nguyện vọng như nêu trên, nếu có đơn gửi huyện thì huyện sẽ có văn bản trình cấp trên xem xét, giải quyết.

 

Bài, ảnh: Quỳnh Anh

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.