Thứ Năm, 28/02/2013 09:58

Nâng cao giá trị hạt gạo

Cơ giới hóa nông nghiệp đã giúp nông dân giảm bớt sức lao động. Trước đây, để thu hoạch được một sào lúa, nông dân phải dậy từ tinh mơ; huy động tối thiểu từ 3 lao động chính, quần quật cả ngày mới xong; nay chỉ bỏ tiền ra thuê máy gặt đập liên hợp, chỉ sau 15 phút thì lúa đã ra lúa, rơm đã ra rơm... Các khâu làm đất, chăm bón, tưới tiêu cũng đã "khỏe hơn" nhờ cơ giới hóa.

Tuy nhiên, cũng chính từ việc cơ giới hóa đã nâng chi phí sản xuất lên cao, trong lúc giá thóc lại quá thấp khiến nông dân không có lãi. Theo tính toán của nông dân, đầu tư một sào lúa từ thuê làm đất đến thuê máy gặt, phâm bón, nước... chi phí ngót nghét 2 triệu đồng; trong lúc nếu được mùa, sào cho hơn 3 tạ thóc, với giá trên dưới 6 trăm ngàn đồng/tạ hiện nay thì thu lại chưa đến 2 triệu đồng, cùng lắm là hòa vốn.

Điều này cho thấy, lợi nhuận từ việc trồng lúa của nông dân đã vào tay người khác. Nông dân biết được điều đó nhưng không thể làm khác. Nhiều người cũng muốn tự bỏ công làm lãi, nhưng trong xu thế chung cộng với áp lực từ khung thời vụ, buộc nông dân phải chấp nhận mô hình sản xuất mới.
Không thể phủ nhận vai trò của cơ giới hóa nông nghiệp, đã giải phóng sức lao động cho người nông dân; song, với thực trạng phân phối lợi nhuận như hiện nay thì cơ giới hóa trở nên vô nghĩa đối với người nông dân. Thật ra, với giá máy cày, máy gặt và một số dịch vụ khác trên thị trường là tương đối; vấn đề then chốt đặt ra là giá thóc quá thấp, khiến nông dân thiệt thòi.
Ai đã từng trải qua thập niên tám mươi, chín mươi của thế kỷ trước mới thấu được sự vất vả của vấn đề thiếu lương thực. Từ khi Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp (còn gọi là khoán 10), ra đời năm 1988, đã kích thích sản xuất, khơi dậy tiềm năng nông nghiệp của quốc gia; đưa Việt Nam từ một nước thiếu lương thực trở thành nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Trong xu thế hội nhập hiện nay, hạt gạo Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức bởi sự cạnh tranh về chất lượng, quy trình sản xuất tiên tiến từ các nước; cộng với vấn đề thu mua, bao tiêu sản phẩm ở trong nước còn nhiều hạn chế đã tác động xấu đến lợi ích của người nông dân.
Hội thảo “Góp ý đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo” do Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn tổ chức cuối tháng 8 vừa qua khẳng định, lúa gạo là một trong những ngành quan trọng nhất, tác động đến phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu của đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo là đến năm 2020, đảm bảo lợi nhuận cho người trồng lúa ở vùng sản xuất lúa hàng hóa từ 30% trở lên. Hy vọng với nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài, hạt gạo người nông dân làm ra thực sự có giá trị; từng bước nâng cao đời sống cho người nông dân, để nông dân yên tâm gắn bó với đồng ruộng, góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.