Thứ Ba, 27/11/2007 10:17

Năng lực và uy tín nhà đầu tư

Sau 5 năm xoay xở với nhiều trắc trở, cuối cùng, dự án Nhà máy Xi măng Long Thọ 2 (NMXM LTH II) cũng đã đặt dấu chấm hết bằng quyết định thu hồi giấy phép đầu tư của UBND tỉnh. Việc thu hồi giấy phép đầu tư do các nhà đầu tư chậm triển khai dự án (DA), vi phạm các qui định của Chính phủ về Luật Đầu tư không còn là chuyện mới trong hoạt động kinh tế xã hội của tỉnh và nhiều địa phương khác trong cả nước. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là những hệ lụy từ sự chậm trễ và hủy bỏ của những DA đầu tư.
DA NMXM LTH II là do Công ty CP Long Thọ tiến hành. Do nhiều nguyên nhân, DA này được giao cho Tổng công ty Xây dựng Bạch Đằng làm chủ đầu tư vào năm 2005. DA có công suất 350.000 tấn/năm, được xây dựng trên diện tích 21 ha tại xã Hương Vân (Hương Trà), dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2009 với tổng mức đầu tư khoảng 700 tỷ đồng.
 
Vậy nhưng, việc triển khai DA gặp nhiều khó khăn nên đã chuyển cho chủ đầu tư khác là Công ty CP Đầu tư Vạn Lộc từ đầu năm 2009.
 
Mặc dù UBND tỉnh và các ngành chức năng, các địa phương liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, tuy nhiên chủ đầu tư mới cũng... bất lực.
Sau hơn 5 năm triển khai DA, 21 ha đất được giao là một khu nhà điều hành cùng hệ thống tường rào nằm chơ vơ trên một bãi đất trống và vô số phiền toái, bất ổn đối với người dân trong vùng DA.
 
Thủy điện Thượng Nhật (TĐTN) cũng là một trong những DA triển khai chậm gây nhiều khó khăn, thậm chí bất bình thường cho chính quyền và nhân dân địa phương. DA do Công ty CP Đầu tư Thủy điện miền Trung (CTCP ĐTTĐMT) làm chủ đầu tư tại xã Thượng Nhật (Nam Đông) với tổng vốn trên 186 tỷ đồng. Công trình khởi công năm 2008 và dự kiến hoàn thành năm 2010. Vậy nhưng, đến giữa năm 2009, chủ đầu tư “bỗng nhiên mất tích” trong nợ nần, khiến chính quyền và nhân dân địa phương bối rối, lo lắng vì việc đền bù, tái định cư đang còn ngổn ngang.
 
Do khó khăn nhất thời, nhà đầu tư tạm ngừng DA là chuyện thường tình; nhưng ở đây việc ngừng thi công kéo dài mà chẳng báo cáo, hẹn ước gì với chính quyền và các hộ dân đang chờ đền bù, giải tỏa, tái định cư lại là chuyện đáng trách. Được biết, mới đây chủ đầu tư đã tiến hành xong việc đền bù cho dân; đồng thời nói sẽ tiếp tục triển khai DA vào tháng 6 tới và phấn đấu để phát điện vào cuối năm 2011(!?). Tuy nhiên, những động thái vừa qua cho thấy “chữ tín” của chủ đầu tư đã sút giảm đáng kể.
 
Thời gian qua, tình trạng nhà đầu tư kéo dài hoặc lần lữa không thực hiện DA diễn ra khá phổ biến và xuất phát từ nhiều nguyên nhân; trong đó có cả nguyên nhân “xí phần”, chiếm chỗ, mua bán DA...! Hậu quả chung của các “DA treo”, “DA thối” là sự lãng phí tài nguyên xã hội, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội nói chung; đặc biệt là sự thấp thỏm chờ đợi đền bù giải tỏa, tái định cư dẫn đến những bất ổn về an cư lạc nghiệp của người dân.
 
Thế nên, việc đánh giá, thẩm định năng lực, uy tín của các nhà đầu tư trước khi cấp phép cũng như giám sát, kiểm tra hoạt động triển khai thực hiện DA để sớm có giải pháp thích hợp nhằm tránh ảnh hưởng tiêu cực từ các DA là vấn đề cần đặc biệt quan tâm.

Hoàng Thành

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.