Chủ Nhật, 24/03/2013 15:39

Nên mở rộng thí điểm tuyển chọn lãnh đạo

Cũng như đông đảo các tầng lớp Nhân dân trong tỉnh, tôi đón nhận Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIV, trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2015 – 2020 với tinh thần phấn khởi và đồng tình cao. Trong rất nhiều kết quả đạt được mà dự thảo báo cáo chính trị nêu, tôi đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng Đảng. Bên cạnh những kết quả đạt được, dự thảo đã nhìn nhận: “Công tác xây dựng Đảng còn một số hạn chế, chưa ngang tầm nhiệm vụ chính trị”. Tôi nghĩ, kiểm điểm đó thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của Đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ qua. Dự thảo cũng đã chỉ ra: “Công tác chính trị, tư tưởng có mặt chưa sâu, thiếu kịp thời, tính giáo dục và thuyết phục chưa cao...”.

Để làm rõ hơn, tôi đơn cử, chúng ta đã có rất nhiều cố gắng trong tuyên truyên truyền, bám sát việc thực hiện Kết luận 48 của Bộ Chính trị phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Thế nhưng, khi có Thông báo 175 của Bộ Chính trị (khóa XI) liên quan đến vấn đề này, công tác thông tin, tuyên truyền nội dung thông báo chưa sâu. Trong khi đó, người dân có nhu cầu cần hiểu về thông báo đó như thế nào, định hướng sắp tới là gì. Dự thảo lần này tuy không nói rõ mốc thời gian cụ thể, nhưng tiếp tục xác định mục tiêu nhiệm kỳ 2015 – 2020 là “phấn đấu xây dựng Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương”. Tôi nghĩ, phương hướng, mục tiêu này cần được thực hiện xuyên suốt nhiệm kỳ của công tác xây dựng Đảng nói chung và công tác tuyên giáo nói riêng.

Như vậy, thời gian tới công tác tuyên giáo cần bám sát mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế - xã hội hơn. Không những vậy, công tác tuyên giáo cần có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan: Ban Tổ chức, Ban Nội chính, Ủy ban Kiểm tra và Văn phòng Tỉnh ủy... (gọi tắt là các ban xây dựng Đảng). Nếu như công tác tổ chức cán bộ không chặt chẽ, nghiêm minh, công tác xử lý kỷ luật cán bộ chậm sẽ làm hạn chế tác dụng của công tác tuyên truyền, giáo dục. Vấn đề này, dự thảo cũng đã thẳng thắn chỉ rõ: “Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục xử lý một số khuyết điểm, hạn chế cũng như một số vụ việc nổi cộm, dư luận xã hội quan tâm còn chậm”.
Dự thảo xác định mục tiêu xây dựng Thừa Thiên Huế theo định hướng đô thị là “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Tôi thiết nghĩ, nên đổi thành “Di sản, văn hóa, sinh thái” là đủ, vừa gọn, dễ nhớ, vừa đủ nghĩa, khỏi trùng lặp. Dự thảo báo cáo chính trị đã nêu đầy đủ những thành tựu, khó khăn, thiếu sót cũng như những bài học kinh nghiệm, giải pháp của công tác xây dựng Đảng. Tôi xin góp thêm một số ý kiến, đó là, có tỉnh đã thí điểm thành công việc hợp nhất một số ban của tỉnh với các sở có chức năng, nhiệm vụ gần giống nhau. Đối với tỉnh ta nên thực hiện thí điểm này. Ví như, Ủy ban Kiểm tra với Thanh tra, Ban Tổ chức với Sở Nội vụ... và ở cấp huyện cũng vậy.
Dự thảo nêu: “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn cán bộ và các chức danh lãnh đạo cấp phòng ở tỉnh”. Xin đề nghị mở rộng thí điểm tuyển chọn lãnh đạo cấp phòng, cấp sở và tương đương, hiệu trưởng các cơ sở giáo dục, đào tạo... Dự thảo báo cáo chính trị cần chú ý đến việc lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của chi bộ khu dân cư. Đây là tổ chức Đảng ở cơ sở, gắn với khu dân cư, phần lớn đảng viên của chi bộ là cán bộ hưu trí (có nơi trên 90%). Ngoài ra, cũng cần kiện toàn bộ máy, đội ngũ cán bộ của hệ thống chính trị, cấp xã bao gồm từ xã đến thôn, bản, tổ dân phố hiện đang rất cồng kềnh. Trong công tác tư tưởng, chú ý đến dư luận xã hội và kết quả của các cuộc điều tra xã hội học, đặc biệt đối với những dư luận trái chiều, để có cách xử lý kịp thời, hạn chế những tiêu cực xã hội.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.