Chủ Nhật, 28/08/2016 13:45

Nền tảng cho lòng nhân ái

Trong một lần làm việc với thầy Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng, tôi vô tình nghe được cuộc trao đổi giữa thầy và cô Trần Thị Kim Oanh, Hiệu phó nhà trường và là người đang phụ trách công tác chữ thập đỏ (CTĐ) của trường. Nghe những lời dặn dò của thầy Thức tôi mới hiểu vì sao công tác từ thiện ở đây lại tốt vậy…

Xây lòng nhân trong các thế hệ học trò

Trao học bổng cho học sinh

Nét nổi bật của Hội CTĐ Trường THPT Hai Bà Trưng là hoạt động được xã hội hoá một cách phong phú. Ngoài kêu gọi sự hỗ trợ từ giáo viên, học sinh (HS) trong trường hội còn thông qua các mối quan hệ, liên hệ được các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, các cá nhân làm mạnh thường quân để giúp đỡ HS nghèo của trường và các trường vùng khó như A Lưới, Nam Đông; xây dựng quỹ, tạo nguồn học bổng, trao quà tết... Nhờ thế, tổng trị giá cứu trợ xã hội lên hơn 490 triệu đồng trong năm qua.

Để những đồng tiền “công khó” đến đúng địa chỉ, hội yêu cầu mỗi chi hội lớp chủ động tìm hiểu và gắn với một địa chỉ nhân đạo trong khối lớp. Một số nhóm HS của các lớp còn cùng với các hội từ thiện ngoài xã hội tặng quà cho bệnh nhi Bệnh viện Trung ương Huế, dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6, tết Trung thu. Có những lớp như 10B trực tiếp hỗ trợ cho các em khuyết tật tại Trung tâm nuôi dạy trẻ mồ côi, khuyết tật chùa Đức Sơn (Huế) số tiền 2 triệu đồng. Hội CTĐ còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam (thuộc Trung ương Hội CTĐ Việt Nam) tổ chức Chương trình giao lưu văn nghệ tình thương “Thắp sáng ước mơ”, kêu gọi cán bộ, giáo viên, HS của trường ủng hộ 6 triệu đồng cho chương trình. Hội CTĐ còn phối hợp với BCH Công đoàn trường quyên góp được 89 triệu đồng giúp xây lại nhà cho gia đình thầy giáo Phạm Xuân A nguyên là giáo viên của trường (đã mất) khi ngôi nhà này cũ nát...

Tết Kỷ Hợi 2019 vừa qua, Hội CTĐ Trường THPT Hai Bà Trưng đã tặng 120 suất quà tết “Xuân yêu thương” cho HS các Trường THCS A Roàng, THPT  Hương Lâm, THPT A Lưới (huyện A Lưới) và Hội Người mù huyện A Lưới với tổng kinh phí 50 triệu đồng.

Cô giáo Trần Thị Kim Oanh cho biết: “BGH rất ủng hộ và luôn động viên các hoạt động nhân đạo của Hội CTĐ nhà trường vì chúng tôi mong rằng những hoạt động này sẽ là một trong những viên gạch đặt nền tảng cho lòng nhân ái, tính thương người cần có trong mỗi HS”. Cô cũng cho biết, sắp tới nhà trường sẽ phối hợp triển khai xây dựng quỹ “Phát triển ngân hàng máu sống” để giúp đỡ người bệnh nghèo; “Tiếp sức mùa thi” để hỗ trợ HS nghèo, mồ côi hoặc đột xuất gặp hoạn nạn, giúp các em vững tâm khi đi thi.

Thầy Thức tâm sự, thực tế điều kiện, hoàn cảnh của một số cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường THPT Hai Bà Trưng vẫn còn khó khăn. Nhưng với tinh thần tương thân, tương ái, các thầy cô ở đây luôn sẳn sàng chung tay góp sức giúp đỡ cho những hoàn cảnh khó khăn hơn hơn. Việc làm mang tính nhân văn đó đã thực sự lan toả và trở thành một phong trào có ý nghĩa sâu sắc trong thầy trò nhà trường. Đây cũng là việc làm thiết thực trong học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thầy trò Trường THPT Hai Bà Trưng.

Bài, ảnh: Xuân Tân

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương
Nuôi dưỡng sáng tạo cho trẻ trên nền tảng di sản văn hóa địa phương

Từ kết quả nghiên cứu đề tài cấp Đại học Huế, nhóm giảng viên thuộc Khoa Giáo dục mầm non, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế do Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tâm chủ nhiệm, đã cho ra mắt công trình “Giáo dục văn hóa địa phương cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” (NXB Hội nhà văn, 2022).

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - bài 2 “Chìa khóa” của chuyển đổi số
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - bài 2: “Chìa khóa” của chuyển đổi số

Trong quá trình chuyển đổi số (CĐS), công nghệ là phương tiện còn con người là yếu tố quyết định sự thành công. CĐS đòi hỏi nguồn nhân lực chất lượng cao, có trình độ quốc tế và đáp ứng được yêu cầu phát triển bền vững. Ngoài hoàn thiện hạ tầng, công nghệ, tỉnh đang đặc biệt quan tâm đến nguồn nhân lực cho thời đại số, bên cạnh hình thành nên thói quen, thay đổi nhận thức của người dân để bắt nhịp với xu thế CĐS.

Chuyển đổi số Nền tảng để thành công - Bài 1 Niềm tin từ chính quyền 4 0
Chuyển đổi số: Nền tảng để thành công - Bài 1: Niềm tin từ chính quyền 4.0

Chuyển đổi số (CĐS) đóng vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Những chuyển động của chính quyền tỉnh lẫn các địa phương thời gian qua cho thấy CĐS từng bước lan tỏa vào từng ngành, từng lĩnh vực. Hình thành một chính quyền 4.0 trên nền tảng kinh tế số, con người số là mục tiêu hướng tới.

Sở Công thương với quá trình chuyển đổi số
Sở Công thương với quá trình chuyển đổi số

Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hoàn thiện chính quyền điện tử (CQĐT) là nền tảng để thực hiện quá trình chuyển đổi số (CĐS) hiệu quả của ngành Công thương. Qua đó, góp phần hoàn thành mục tiêu chung về CĐS của tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.