Thứ Sáu, 20/05/2016 09:21

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ khánh thành tuyến đường ống khí đốt dưới biển

Ngày 19/11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã cùng dự lễ khánh thành tuyến đường ống dưới biển thuộc dự án đường ống khí đốt tự nhiên TurkStream.

Khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng lớn thứ hai thế giới vào năm 2030Anh và EU thống nhất dự thảo thỏa thuận BrexitXung đột, biến đổi khí hậu đe dọa tiếp cận lương thực ở 39 quốc giaEU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên của MỹNhật Bản - Việt Nam hợp tác phát triển công nghiệp khí đốt

Tổng Nga Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tại lễ khánh thành. Ảnh: Reuters
 
Phát biểu tại lễ khánh thành tại thành phố Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, Tổng thống Erdogan ca ngợi dự án TurkStream là “một bước tiến mới” trong quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. 

“Dự án TurkStream, sẽ mang đến 31,5 tỷ mét khối khí tự nhiên mỗi năm,  không chỉ dành cho đất nước và người dân chúng ta mà còn mang đến nhiều lợi thế cho khu vực và các nước láng giềng. Tình hữu nghị Thổ Nhĩ Kỳ-Nga đã được trải nghiệm trong nhiều  năm qua, mang lại những kết quả có lợi cho cả hai bên", ông Erdogan nói.

Về phần mình, Tổng thống Nga Putin bày tỏ tin tưởng hai dự án TurkStream và nhà máy điện hạt nhân Akkuyu sẽ trở thành "biểu tượng rõ rệt" cho quan hệ đối tác ngày càng phát triển giữa hai nước. Trong đó, dự án TurkStream sẽ biến Thổ Nhĩ Kỳ thành một trung tâm quan trọng về khí đốt của châu Âu cũng như nâng cao vị thế địa chính trị của nước này.

“Sự ra mắt của TurkStream chắc chắn sẽ cho phép chúng ta mở rộng đáng kể sự hợp tác trong lĩnh vực khí đốt. Dự án này có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và toàn bộ vùng biển Đen", ông Putin nhấn mạnh.

Cũng tại buổi lễ, hai lãnh đạo tái khẳng định mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 100 tỷ USD được cho là tương đương với kim ngạch thương mại giữa Nga và Trung Quốc.

Đoạn đường ống mới được hoàn thành trên gồm 2 tuyến đường ống dẫn khí đốt dưới biển với mỗi đường ống dài 930 km, chạy dưới Biển Đen từ khu vực Anapa của Nga tới làng Kiyikoy của Thổ Nhĩ Kỳ ở độ sâu khoảng 2 km.

Theo một thông cáo báo chí, thời gian vận chuyển khí đốt từ Anapa đến Kiyikoy dự kiến mất 52 giờ đồng hồ. Tập đoàn năng lượng thuộc sở hữu nhà nước của Nga Gazprom đang có kế hoạch khởi công xây dựng tuyến đường ống chạy qua đất liền vào năm 2019. Toàn bộ đường ống khí đốt sẽ được đưa vào vận hành từ cuối năm 2019. Một khi được hoàn thành, đường ống dẫn khí đốt TurkStream dự kiến vận chuyển tổng cộng 31,5 tỷ mét khối khí tự nhiên từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các nước châu Âu khác.

Theo VOV

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria
Cùng nhau chịu trách nhiệm cho bi kịch ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng là quá lớn, gây áp lực đáng kể lên lực lượng cứu hộ ở hai nước Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, đồng thời làm cạn kiệt các nguồn lực quan trọng cần thiết để đẩy nhanh quá trình phục hồi.

Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen có thể được thảo luận ở cấp cao nhất giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Hãng tin Sputnik, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có thể thảo luận Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen, còn được biết đến là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen, trong các cuộc đàm phán ở cấp cao nhất trong tương lai gần. Một nguồn thạo tin cho biết "giữa các nhà lãnh đạo tồn tại mối quan hệ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.

Góp phần thắp lên ngọn lửa hy vọng cho sự sống ở Thổ Nhĩ Kỳ
Góp phần thắp lên ngọn lửa hy vọng cho sự sống ở Thổ Nhĩ Kỳ

Đã một tuần trôi qua, đoàn cứu hộ cứu nạn Quân đội nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn ở Thổ Nhĩ Kỳ. Đoàn đã tiếp cận từng ngõ ngách, từng khu vực đổ nát, không quản ngại nguy hiểm để tìm những dấu hiệu sự sống của các nạn nhân, cũng như những thi thể bị vùi lấp.