Thứ Sáu, 14/07/2017 19:04

Ngắm con đường đi bộ thơ mộng bờ Bắc sông Hương

Kéo dài từ cầu Trường Tiền lên đến cầu Dã Viên dọc theo sông Hương thơ mộng dưới những tán cây xanh, tuyến đường đi bộ ở bờ Bắc sông Hương đang được chỉnh trang đã điểm tô cho không gian TP. Huế trở nên nên thơ hơn bao giờ hết.

Sức hút từ cầu gỗ lim trên sông HươngĐi trên cầu gỗGìn giữ, tạo đặc trưng cho không gian đi bộ

Con đường đi bộ dọc theo bờ Bắc của sông Hương thơ mộng

Con đường này tạo nên một trục song song với tuyến đường đi bộ dọc bờ Nam sông Hương rất ấn tượng. Đến thời điểm này, việc chỉnh trang cơ bản gần như hoàn thiện. Được ốp đá xuyên suốt thay cho những lớp đá xuống cấp từ trước, tuyến đường vẫn giữ được sự hài hòa khi nép mình giữa những thảm cỏ được chăm chút cùng mảng xanh hai bên được cắt tỉa.

Khác với hình ảnh nhếch nhác ở dưới chân cầu Trường Tiền và Phú Xuân từ nhiều năm trước, nay tuyến đường đi bộ này được thiết kế đi qua dưới cả hai chân cầu sạch đẹp, trở thành điểm dừng chân lý thú.

Rất nhiều người dân, du khách trong và ngoài nước khá thích thú, ấn tượng khi đi dạo dọc theo con đường này. Nhiều người cho biết, khác với sự hiện đại, hệ thống cầu gỗ lim ở bên kia bờ thì đường đi bộ dọc sông bờ Bắc sông Hương thơ mộng hơn bởi nép dưới tán rất nhiều cây xanh.

“Đứng ở không gian này nhìn qua phía Nam có thể thấy rõ một bên cổ kính, êm đềm, còn bên kia sôi động, với rất nhiều tòa nhà cao tầng” – anh Nguyễn Ngọc Vân (TP. Huế) nhìn nhận và cho biết rất hài lòng khi dọc hai bờ sông Hương được chỉnh trang như vậy.    

Những hình ảnh mới nhất về con đường đi bộ dọc theo bờ Bắc của sông Hương được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Một góc phía dưới chân cầu Phú Xuân được làm mới, sạch đẹp

Con đường được nhiều người chọn để đi dạo, chạy bộ vào mỗi sáng sớm hoặc chiều tối

Con đường được xem là thơ mộng bởi giữ được sự hài hòa giữa cái mới cùng với thảm cỏ tự nhiên ven sông

Kéo dài từ chân cầu Trường Tiền lên cầu Dã Viên, con đường này dài khoảng 2km chạy dọc theo sông Hương

Một góc nhìn từ đường đi bộ ở bờ Bắc theo hướng cầu Trường Tiền qua bên kia phía Nam của thành phố

Hai du khách nước ngoài đi dạo trên con đường đi bộ, cạnh đó nhiều ghế đá cũng được bố trí để du khách có thể nghỉ chân

Hệ thống cây xanh dày đặc là điểm nhấn của tuyến đường

Dọc theo đường đi bộ, nhiều nhà vệ sinh công cộng cũng được chỉnh sửa, tạo nên một sự thân thiện, sạch sẽ

Những tán cây xanh đã tạo nên sự thơ mộng, yêu kiều cho con đường dài khoảng 2km

P. T (thực hiện)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.