Những pho tượng Phật quý hiếm thu hút người xem tại triển lãm
Đến dự khai mạc triển lãm, ông Phan Xuân Toàn, UVTV Tỉnh ủy, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy cùng đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo tăng, ni, Phật tử.
Triển lãm giới thiệu đến đông đảo người xem hàng chục hiện vật là hình tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Di Lặc, Đức Bồ Tát Quán Thế Âm, các vị La Hán... cùng một số pháp khí, pháp phục được chạm khắc nghệ thuật khá cao, đa dạng chất liệu như tre, gỗ, đá, cẩm thạch, bạc, đồng, ngọc ngà, gốm sứ, hỗ phách, ngọc trai và mạ trên gỗ quý hiếm. Phần lớn trong đó có niên đại từ thế kỷ 12 đến thứ kỷ 20 của Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc. Tất cả cho thấy sự đa dạng, phong phú của các loại hình di sản văn hóa vật thể liên quan đến Phật giáo.
Hoạt động này nằm trong chương trình hưởng ứng Festival Huế 2018. Triển lãm mở cửa đón người xem đến hết ngày 2/5, trùng với ngày bế mạc Festival Huế 2018.
Mời bạn đọc cùng Thừa Thiên Huế Online chiêm ngưỡng những tác phẩm quý hiếm:
Ban tổ chức tặng hoa cho nhà sưu tập Trần Đình Sơn - người góp rất nhiều tượng Phật tại triển lãm
Ban tổ chức cùng khách mời cắt băng khai trương phòng trưng bày
Pho tượng Tây Phương Tam Thánh, xuất xứ từ Nhật Bản, được chế tác bằng chất liệu gỗ có niên đại vào thế kỷ 18
Tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng chất liệu gỗ có xuất xứ từ Việt Nam vào khoảng thế kỷ 19
Kinh sách được chế tác bằng ngọc có nguồn gốc Trung Quốc, niên đại thế kỷ 19
Đỉnh xông trầm của ngồn gốc Nhật Bản bằng chất liệu đồng, niên đại thế kỷ 19
Tượng Bồ Tát Quán Thế Âm bằng chất liệu gốm men trắng, niên đại thế kỷ 13 có xuất xứ Trung Quốc
Gậy như ý được làm bằng pháp lam, có xuất xứ từ Trung Quốc vào thế kỷ 19
Đông đảo tăng, ni đến xem và ấn tượng với những pho tượng được trưng bày
Du khách nước ngoài tranh thủ lưu lại những tác phẩm ấn tượng
Tượng Quán Thế Âm Bồ Tát, nguồn gốc Việt Nam, niên đại thế kỷ 19, làm bằng gỗ
Phất trần được làm từ gỗ và lông đuôi ngựa vào thế kỷ 19, Trung Quốc
NHẬT MINH (Thực hiện)