Thứ Sáu, 09/07/2010 11:01

Nghĩ từ một tiêu chí

Chiếm gần 30% tổng vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước với nguồn vốn được bố trí trực tiếp vào khoảng 1.100 tỷ đồng, việc thực hiện chương trình trọng điểm nâng cấp và phát triển đô thị trong năm 2012 vừa qua đã tạo được chuyển biến khá tích cực. Đó là việc ưu tiên đầu từ chỉnh trang một số tuyến phố chính của TP Huế - đô thị hạt nhân; hoàn thành cầu Dã Viên; xử lý các điểm ngập úng, cơ bản hoàn thành công tác giải toả và tiếp tục tổ chức nạo vét, chỉnh trang sông Ngự Hà, An Cựu, đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông, chỉnh trang vỉa hè, cây xanh, thoát nước các đô thị Thuận An, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phong Điền, Sịa. Bên cạnh đó là một số hạng mục công trình đang được tiếp nối như chỉnh trang điểm đỗ xe Nguyễn Hoàng và các điểm cây xanh, hoàn chỉnh hạ tầng các khu tái định cư phục vụ di dời, giải toả...

Trên cơ sở của những kết quả đã đạt được và tiếp tục xác lập, tạo dựng diện mạo mới cho đô thị mới trong tương lai, năm 2013 đã được tỉnh xác định tiếp tục là năm đô thị với một khối lượng công việc rất lớn như hoàn thành điều chỉnh quy hoạch đô thị Huế, ưu tiên nguồn lực đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng đô thị Huế, Thuận An, thị xã Hương Thuỷ và Hương Trà, thị trấn Sịa, trục Quốc lộ 1 A; ưu tiên ngân sách đầu tư các tuyến giao thông chính kết nối đô thị Huế đến đô thị vệ tinh và các vùng kinh tế động lực. Riêng TP Huế, các công trình trong năm đô thị cũng đã được tỉnh xác định đầu tư để chỉnh trang, mở rộng cửa ngõ phía bắc, phía nam và sắp xếp một số nút giao thông, chỉnh trang các tuyến phố trọng yếu, hoàn thành việc chỉnh trang các tuyến đường Điện Biên Phủ, Đống Đa...

 

Tất cả những việc trên được xác định trên cơ sở huy động tối đa nguồn lực, gắn với việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị. Cũng xuất phát từ yếu tố nếp sống văn minh đô thị này, theo chúng tôi, đây là yếu tố cần được xã hội nhiều nhất, bắt đầu từ ý thức công dân của mỗi người. Và nếu phần lõi cũng được xác định từ ý thức thị dân, bắt đầu từ TP Huế đến thị xã, thị trấn thì điều cơ bản và đầu tiên phải là ý thức của cán bộ, công chức như một đầu tàu, được thể hiện cụ thể trong nếp sống, thói quen, trong văn hoá công sở và văn hoá cộng đồng. Có khi nó chỉ là những việc tưởng như là quá nhỏ như không hút thuốc nơi công cộng, không “đánh cắp” thời gian làm việc, không uống bia vào giờ nghỉ trưa hay đơn thuần chỉ là xả rác/đổ rác đúng giờ và đúng nơi quy định, hay đơn giản nhất là nhớ giữ gìn chính mình khi không xả hoá đơn bừa bãi ở các điểm ATM – điều mà các công chức và người làm việc trong các đơn vị, doanh nghiệp thường “thể hiện” mình nhiều nhất.

 

Những điều này cũng chỉ là một tiêu chí rất nhỏ nhưng lại có sức tác động và lan toả rất lớn trong đời sống đô thị.

Hạnh Nhi
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.