Thứ Hai, 27/10/2014 07:45

Nghiên cứu mới: Mực nước biển có thể tăng lên gần 3m trong 80 năm tới

Theo một nghiên cứu mới, nếu con người không nhanh chóng hành động để hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu do biến đổi khí hậu mà con người tạo ra, mực nước biển có thể tăng hơn 2,7m (9 feet) trong vòng 80 năm tới.

Trung Quốc: biến đổi khí hậu khiến mực nước biển tăng cao kỷ lục trong năm 2016Các nước giàu tái cam kết 100 tỷ USD/năm chống biến đổi khí hậuThành phố New York sẽ chìm trong nước bởi những trận lũ định kỳ

Mực nước biển dâng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhiều thành phố trên thế giới. Ảnh: AP

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát triển một kịch bản xấu nhất liên quan đến mực nước biển khi cảnh báo mực nước có thể dâng lên đến hơn 2,7m chỉ trong 80 năm, nếu các động thái rộng rãi không nhanh chóng được triển khai nhằm hạn chế ảnh hưởng của sự nóng lên toàn cầu.

Được xuất bản hồi đầu tháng 4/2017, nghiên cứu với tựa đề Dự báo xác suất tăng mực nước biển cùng với Trung tâm Hải dương học Quốc gia Southampton của Anh, tìm cách quan sát sự ảnh hưởng của tốc độ phát thải carbon dioxide hiện tại, dựa trên những số liệu cập nhật nhất.

Đồng tác giả và nhà khoa học Sybren Drijfhout, giáo sư về Hải dương học Vật lý, cảnh báo: "sự nóng lên toàn cầu nếu không suy giảm sẽ dẫn đến việc mực nước biển dâng lên nhiều mét - có thể là hơn 10 m - trong vòng vài thế kỷ tới, đe dọa nghiêm trọng đến nhiều thành phố trên toàn thế giới".

Theo ông Drijfhout, "điều quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách và công chúng là biết được những hậu quả có thể xảy ra khi lượng khí thải CO2 không giảm, nhất là khi có khoảng cách về thời gian rất lớn giữa việc làm giảm lượng khí thải và tình trạng nước biển dâng".

Ông thừa nhận "đây có thể là một kịch bản không tưởng, nhưng chúng ta không thể loại trừ khả năng mực nước biển toàn cầu tăng thêm hơn 3 mét vào năm 2100. "

"Đây là lần đầu tiên các kỹ thuật thống kê được sử dụng để phát triển một kịch bản như thế này, trong khi các dự báo mực nước biển cao cấp trước đây luôn dựa trên sự đánh giá chuyên môn chủ quan", ông nói, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải luật hoá các dự thảo về những chương trình khí hậu quốc tế ngay lập tức.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Sputnik & Nationalgeographic)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới
Kênh Venice khô cạn, Italy tiếp tục đối mặt với nguy cơ hạn hán mới

Theo các nhà khoa học và các nhóm bảo vệ môi trường, thời tiết khô hạn ít tuyết trong nhiều tuần của mùa đông vừa qua đã làm dấy lên lo ngại rằng Italia có thể phải đối mặt với một đợt hạn hán khác sau tình trạng khẩn cấp vì hạn hán vào mùa hè năm ngoái. Được biết trong mùa đông mới đây, dãy núi Alps chỉ nhận được lượng tuyết rơi chưa bằng một nửa so với bình thường.

Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng
Quốc gia đông dân thứ hai thế giới đối mặt với thời tiết cực đoan gia tăng

Ấn Độ, quốc gia đông dân thứ hai thế giới, có thể sẽ phải chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan hơn, bao gồm các đợt sóng nhiệt khắc nghiệt, lũ lụt lớn và tình trạng hạn hán nghiêm trọng, đặt ra những thách thức đối với an ninh lương thực và an ninh năng lượng của quốc gia này.

Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á
Chuyển đổi năng lượng trong thập kỷ vàng của Đông Nam Á

Các thị trường trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang phải đối mặt với những rủi ro kinh tế do tình trạng biến đổi khí hậu gây ra, với báo cáo của Công ty tư vấn quản trị toàn cầu McKinsey dự báo 8 - 13% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hàng năm sẽ bị ảnh hưởng bởi sự sụt giảm về năng suất trong bối cảnh nhiệt độ và độ ẩm tăng cao vào năm 2050.