Thứ Ba, 16/09/2008 21:09

Ngó vô Xã Tắc

Sử cũ chép lại: Tháng 4 năm 1806, vua Gia Long cho xây dựng đàn Xã Tắc để cúng thần đất (xã) và thần ngũ cốc (tắc), hai vị thần có vị trí đặc biệt quan trọng trong một xã hội nông nghiệp như Việt Nam ta xưa. Đàn được xây dựng ở phía tây Hoàng thành. Khi khởi công, tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai của Tổ quốc. Mỗi năm hai lần, xuân thu nhị kỳ, lễ tế đàn Xã Tắc được tổ chức vào mùa xuân và mùa thu. Cả 13 đời vua Nguyễn đều thân hành đến làm chủ lễ với nguyện ước và lòng thành cầu mong cho quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt.


Đàn Xã Tắc Huế chụp năm 1914. Ảnh: Wikipedia

Các vương triều độc lập ở nước ta từ Đinh, Lý, Trần, Lê đến thời Nguyễn đều lập đàn Xã Tắc và tổ chức lễ tế đàn Xã Tắc. Đàn Xã Tắc ở Huế là di tích còn tương đối nguyên vẹn hơn cả trong các di tích đàn Xã Tắc tại Việt Nam. Tư liệu về các nghi lễ tế cúng tại đây cũng còn khá đầy đủ. Tái hiện lễ tế ở đàn Xã Tắc không chỉ là việc phục dựng, bảo tồn một nghi lễ cung đình truyền thống mà còn là sự tôn vinh nền nông nghiệp nước nhà, tôn vinh văn hóa truyền thống của Việt Nam. Cùng với lễ hội tế đàn Nam Giao xưa hay như mới đây là lễ hội đền Huyền Trân, lễ tế đàn Xã Tắc góp phần tạo nên một sắc màu tâm linh mang tính riêng biệt là điểm nhấn lễ hội của vùng đất kinh đô một thuở của đất nước. Nó mang lại những giá trị vĩnh cữu cho xứ Thần kinh mà không phải địa phương nào cũng có và thời điểm nào cũng xuất hiện.

Ra Giêng, người dân Huế lại nhớ về lễ tế đàn Xã Tắc. Ngày trước là sự hoài niệm về một lễ tế được xếp vào hàng “đại tự” của vùng đất kinh đô còn lưu truyền trong sách vở và trong ký ức về một thời đã qua. Mấy năm gần đây, cùng với ý nghĩa mang tính tâm linh đó, lễ tế đàn Xã Tắc được phục hồi sau hơn nửa thế kỷ đi vào quên lãng, còn là sự nao nức đón chờ một lễ hội lịch sử - văn hoá mang tính đặc trưng và ấn tượng của một thành phố văn hoá du lịch trong hội nhập và phát triển. Rất nhiều người dân, và cả khách từ phương xa đến, bằng rất nhiều hình thức khác nhau đã tích cực tham gia đem đến cho lễ tế đàn Xã Tắc một không khí lễ hội cộng đồng.
Sống mãi trong tâm hồn người dân Huế lời câu ca dao xưa: “Văn thánh trồng thông/ Võ thánh trồng bàng/ Ngó vô Xã Tắc hai hàng mù u”. Đã đến rồi tháng 2 âm lịch, ngó vô Xã Tắc, lòng người thành kính, hồi hộp đợi chờ ngày tế lễ…
Đan Duy
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.