Người người tị nạn khuyết tật trong khu trại tạm trú. Ảnh: Reuters
Khoảng 60.000 người tị nạn và người di cư sống hiện trong các khu trại chính thức và tạm thời ở Hy Lạp. Theo HRW, những khu vực này có điều kiện sống "tồi tệ và biến động."
"Người khuyết tật đang bị lờ đi trong các dịch vụ cơ bản nhận được, mặc dù họ là những người tị nạn và di cư có nguy cơ cao nhất," bà Shantha Rau Barriga, giám đốc chương trình về quyền của người khuyết tật thuộc HRW cho biết.
Tổ chức này kêu gọi chính quyền di chuyển bất cứ người khuyết tật nào đang sống ở các lều trại trong mùa đông đến những khu nhà đúc sẵn ấm áp hơn, và cho biết tình trạng thảm khốc của họ là "một hồi chương đánh thức LHQ và EU để bắt đầu giải quyết vấn đề này một cách nghiêm túc hơn".
HRW đồng thời cũng kêu gọi EU đẩy mạnh những nỗ lực và cung cấp các nguồn lực bổ sung cho Hy Lạp - quốc gia đang trải qua giai đoạn thắt lưng buộc bụng.
Theo HRW, những người ngồi xe lăn không thể tiếp cận được các vòi nước ngoài trời và vòi hoa sen mà họ ghé đến. Một người phụ nữ Syria 85 tuổi ngồi xe lăn cho biết, bà đã không được tắm trong 1 tháng vì không thể với tới các thiêt bị này.
Rõ ràng, người tị nạn khuyết tật phải đối mặt với rất nhiều rào cản khác nhau. Ví dụ, một người đàn ông Syria bị điếc 24 nhưng chiếc máy trợ thính của ông đã bị hư hại khi ông vượt biển Aegean bằng thuyền cao su từ hồi tháng 2/106 mà đến tháng 10 mới nhận được cái mới.
Một phát ngôn viên của chính phủ Hy Lạp - ông Giorgos Kyritsis cho biết, nước này đã "làm hết sức mình" và thừa nhận rằng, "rất có thể chúng tôi chưa thành công trong việc tạo điều kiện cho các nhu cầu của người khuyết tật".
"Chính quyền Hy Lạp, EU, Liên Hiệp Quốc và các tổ chức viện trợ do đó, cần phải đảm bảo rằng người khuyết tật không còn bị bỏ lại phía sau," một quan chức của HRW nhấn mạnh.
Bảo Nghi (Lược dịch từ UN)