Thứ Hai, 21/06/2010 13:50

Nhân rộng mô hình “một cửa liên thông” hiện đại

Trong số 700 đơn vị hành chính cấp huyện trong cả nước, hiện có 686 đơn vị triển khai thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” (đạt 98%). Riêng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại, đến nay có 42/63 tỉnh, TP đang triển khai; trong đó, chín tỉnh, TP triển khai ở tất cả các đơn vị hành chính cấp huyện: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Ninh Bình, Cần Thơ, Đà Nẵng, Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng. Cơ chế này góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của cơ quan hành chính, được người dân, tổ chức đánh giá là biện pháp cải cách tích cực của chính quyền các địa phương và góp phần định hình tương đối rõ mô hình chuẩn của cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại.

Để kiện toàn và bảo đảm sự thống nhất về mô hình tổ chức, hoạt động của Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả tại UBND các huyện, thị xã và TP Huế, ông Thái Tao - Phó Giám đốc Sở Nội vụ - cho hay: Sau khi ban hành quyết định phê duyệt đề án nâng cao năng lực giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) theo cơ chế “một cửa” tại UBND cấp huyện, UBND tỉnh tiếp tục ban hành các quy định về quy trình, trình tự và cơ chế phối hợp trong tiếp nhận, giải quyết TTHC theo cơ chế “một cửa”; danh mục, thành phần, thời gian giải quyết các TTHC bắt buộc đưa vào thực hiện tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả của Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện với 119 TTHC của sáu lĩnh vực. Hiện, tỉnh đang triển khai thí điểm cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại UBND cấp huyện ở Phú Lộc, Hương Trà và Huế; cài đặt phần mềm quản lý hồ sơ “một cửa” thông qua hệ thống “Trang thông tin điều hành nội bộ tại cơ quan” để cập nhật, công khai quy trình, TTHC, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả TTHC của tổ chức, cá nhân; thành lập các tổ công tác trực thuộc UBND tỉnh để tham mưu, đề xuất các giải pháp và xây dựng các quy trình liên thông trong một số lĩnh vực...

Tuy nhiên, hiện trên toàn quốc, TTHC vẫn chưa giảm, chi phí của người dân và doanh nghiệp vẫn còn nhiều khiến những đối tượng này không khỏi phàn nàn, kêu ca trên một số lĩnh vực nhạy cảm. Nguyên nhân chính của việc chậm nhân rộng mô hình “một cửa liên thông hiện đại” là kinh phí xây dựng cơ sở “một cửa liên thông” hiện đại cấp huyện khá tốn kém. Quan trọng hơn, việc xây dựng bộ phận này động chạm đến lợi ích của một số cá nhân, do họ không còn sách nhiễu được doanh nghiệp nên không ủng hộ chủ trương này. Tương tự, tại Thừa Thiên Huế, công tác cải cách hành chính vẫn còn những hạn chế mà nguyên nhân chủ yếu do cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại bộ phận”một cửa” ở cấp xã chưa bảo đảm và tinh thần, thái độ phục vụ của cán bộ giải quyết TTHC được cải thiện nhưng chưa rõ nét và rộng khắp.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” vừa qua, Thừa Thiên Huế cần đẩy mạnh và giám sát chặt chẽ công tác này. Thông qua đề án nhân rộng triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại tại UBND cấp huyện (giai đoạn 2012 - 2015) với sự hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách T.Ư, tỉnh xem xét ngân sách để vận dụng phù hợp việc phụ cấp cho người làm công tác này và tận dụng cơ sở vật chất của bộ phận “một cửa” hiện nay cũng như lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia. UBND tỉnh chỉ đạo tích cực, chủ động triển khai cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại, kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình thực hiện với sự vào cuộc và quyết tâm chính trị của người đứng đầu để bảo đảm việc xây dựng cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiện đại hướng đến nền hành chính chuyên nghiệp, hiệu quả để công khai, minh bạch, hạn chế tình trạng cán bộ hách dịch, cửa quyền trong giao tiếp, xử lý công việc của công dân...

Vĩnh Cự
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.