Chủ Nhật, 22/11/2015 14:43

Nhật Bản: Chi phí phúc lợi xã hội tăng 50% vào năm tài khóa 2040

Theo nguồn tin từ chính phủ Nhật Bản, chi phí phúc lợi xã hội của nước này sẽ chứng kiến mức tăng hơn 50% trong hai thập kỷ tới, khi dân số ngày càng tăng nhanh.

Lao động Nhật Bản được tăng lương cao nhất trong vòng 20 nămĐại sứ Nhật Bản: Cần quảng bá vẻ đẹp Lào đến du khách NhậtMỹ và Nhật Bản nhất trí gia tăng sức ép đối với Triều TiênNhật Bản và những bước tiến trong cuộc chiến chống tự tửNhật Bản cam kết hỗ trợ an ninh cho khu vực Đông Nam Á

Ảnh minh họa: Ctv News

Theo đó, các khoản chi phí bao gồm lương hưu, bao hiểm y tế dự kiến sẽ tăng từ 121,4 nghìn tỷ Yên (1,11 nghìn tỷ USD) trong năm tài khóa 2018 lên thành 190 nghìn tỷ Yên trong năm tài khóa 2040. Điều này tương đương với việc chi phí phúc lợi xã hội sẽ có giá trị tương ứng khoảng 24% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản.

Triển vọng về chi phí an sinh xã hội của nước này được tuyên bố sau khi kết thúc cuộc họp của hội đồng chính sách kinh tế Nhật Bản, với sự tham gia của các thành viên nội các bao gồm: Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda....

Trong tổng số chi phí dự trù, lương hưu được dự đoán sẽ tăng lên từ 56,7 nghìn tỷ Yên lên thành 73,2 nghìn tỷ Yên, chi phí sử dụng cho các dịch vụ y tế cũng có thể tăng lên tới 68,5 nghìn tỷ Yên. Thêm vào đó, khoản ngân sách chi trả cho điều dưỡng dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên thành 25,8 nghìn tỷ Yên và chi phí phúc lợi cung cấp cho việc nuôi con sẽ tăng lên từ 7,9 nghìn tỷ Yên lên thành 13,1 nghìn tỷ Yên.

Ngoài các chi phí phúc lợi xã hội, tình hình gia tăng dân số cũng sẽ đòi hỏi số lượng lao động làm việc trong ngành y tế và điều dưỡng nhiều hơn. Cụ thể, số lượng công, nhân viên trong ngành vào năm 2040 dự kiến sẽ đạt 10,65 triệu người, chiếm 18,8% lực lượng lao động toàn quốc, mức tăng khá lớn so với tỷ lệ 12,5% của hiện nay.

Đan Lê (Lược dịch từ Japan Times)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.

Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người
Nhật Bản nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19 tại các sự kiện đông người

Tinh thần cổ vũ cuồng nhiệt tại các giải đấu thể thao, buổi hòa nhạc hay nhạc kịch sắp trở lại tại Nhật Bản khi chính phủ nước này chính thức hạ cấp phân loại dịch COVID-19 từ ngày 8/5 tới, qua đó người hâm mộ sẽ không còn phải kìm nén thể hiện cảm xúc của mình khi tham gia các sự kiện.

200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động
200 người tham gia hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động

Ngày 1/2, UBND huyện A Lưới phối hợp Sở LĐTB&XH, Công ty Đầu tư hợp tác quốc tế– Daystar, tổ chức hội thảo tư vấn, hỗ trợ người lao động (NLĐ) đi làm việc tại Nhật Bản cho gần 200 đối tượng là sinh viên, học sinh, phụ huynh quan tâm đến con đường tìm kiếm việc làm với thu nhập cao ở Nhật Bản.