Thứ Sáu, 05/08/2016 15:39

Nhật Bản ra mắt dịch vụ chẩn đoán sức khỏe sử dụng trí tuệ nhân tạo

Hiện phần mềm này đã được phê duyệt để thương mại hóa.

Robot 'công chức' giúp dân làm giấy tờTrí tuệ nhân tạo năm 2019: Nhiều kỳ vọngTrí tuệ nhân tạo làm trầm trọng khoảng cách về giớiNhật Bản hỗ trợ ASEAN đào tạo 80.000 chuyên gia công nghệTự động hoá: Chìa khoá cho tương lai của các sân bay

Ảnh minh họa. Jakarta post

Tờ Jakarta Post ngày 5/2 đưa tin, các dịch vụ chẩn đoán sức khỏe sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo sẽ chính thức được giới thiệu trong năm 2019 tại Nhật Bản, nơi mà sự thu hút và phát triển của công nghệ thông tin trong vấn đề y tế đã và đang có dấu hiệu chững lại.

Trường Đại học Showa, Đại học Nagoya và tập đoàn quản lý phần mềm Cybernet Systems Co. đã cùng nhau bắt tay triển khai phần mềm phân tích bệnh polyp đại tràng qua các hình ảnh được chụp khi tiến hành nội soi cho bệnh nhân.

Sử dụng một lượng lớn các dữ liệu chẩn đoán, phần mềm sẽ xác định xem liệu polyp có phải là ác tính hay không. Sau nhiều nghiên cứu và thử nghiệm khẳng định phần mềm có thể xác định khả năng gây ung thư của polyp với độ chính xác tương đương những gì chuyên gia hàng đầu thực hiện, mô hình này được khẳng định là đáng tin cậy và được chính phủ phê duyệt để tiến đến thương mại hóa.

Ngoài ra, LPixel Inc., công ty dịch vụ phân tích hình ảnh đã sản xuất một chương trình phát hiện sự thoái hóa của tế bào trong não từ những hình ảnh chụp được khi quét cộng hưởng từ. Khi nghi ngờ nguy cơ mắc bệnh, bệnh nhân sẽ được bác sĩ kiểm tra kỹ hơn.

Hiện phần mềm này đã được phê duyệt để thương mại hóa.

Theo nhận định của các chuyên gia, các phần mềm hỗ trợ trong y tế này được kỳ vọng sẽ giúp đội ngũ y, bác sĩ giảm gánh nặng trong chẩn đoán và giảm thiểu nguy cơ xảy ra sai sót.

Đan Lê (Lược dịch từ Jakarta Post)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người
Trí tuệ nhân tạo liệu có thay thế công việc của con người?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang là chủ đề công nghệ được chú ý nhất gần đây nhờ sự bùng nổ của ChatGPT. Chatbot được hỗ trợ bởi AI, phát triển bởi OpenAI do Microsoft hậu thuẫn, đã gây ấn tượng với người dùng bởi “sự thông minh”, nổi bật với khả năng trả lời câu hỏi, viết luận và thậm chí tranh luận các vấn đề pháp lý.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản
Thúc đẩy hợp tác điều trị nhi khoa với các giáo sư Nhật Bản

Ngày 16/2, Giáo sư Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế đã tiếp đón đoàn Giáo sư Hiroyuki Shichino đến từ Nhật Bản. Đây là chuyến viếng thăm ở cương vị Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện NCGM của Giáo sư Hiroyuki Shichino trước khi ông nghỉ hưu.

Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7
Nhật Bản chọn sức khỏe toàn cầu là vấn đề ưu tiên tại thượng đỉnh G7

Japantimes dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yoshimasa Hayashi cho biết nước này đã chọn sức khỏe toàn cầu là chương trình nghị sự hàng đầu khi đăng cai tổ chức hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển lớn nhất thế giới (G7) vào tháng 5 tới, một phần vì việc tiếp cận vaccine công bằng vẫn là một thách thức trên toàn thế giới, ngay cả trong bối cảnh chuyển đổi sang thời kỳ hậu COVID-19 như hiện nay.