Thứ Sáu, 26/02/2016 11:11

Nhặt rác nói lời cảm ơn dòng Hương

Hàng trăm du khách, người dân Huế đã cùng nhau nhặt rác dọc theo hai bờ sông Hương vào sáng 26/8 như cách thể hiện tình yêu con sông mơ mộng chảy giữa lòng TP. Huế và hành động kêu gọi mọi người chung tay bảo vệ môi trường.

Rác thải, bèo tấn công các dòng sông ở HuếNhặt rác "Cảm ơn dòng Hương"Đừng thả xuống sông dù chỉ một cọng rác

Rất nhiều bạn trẻ cùng tham gia vớt rác nói lời cảm ơn sông Hương

Được phát động bởi “những người yêu Huế” thông qua fanpage “Cảm ơn dòng Hương”, chương trình nhận được sự hưởng ứng của nhiều người dân cho đến những doanh nghiệp, giới khách sạn - lữ hành...

Ngay sau buổi gặp mặt và giới thiệu chương trình ngắn gọn, hơn 200 người đã cùng nhau tỏa ra các khu vực dọc theo hai bờ sông Hương, kéo từ bến thuyền Tòa Khâm về tận đập Đá để cùng nhặt rác.

Trong số đó có nhiều phụ huynh dẫn con mình đến đây từ khá sớm để cùng với mọi người tham gia hành động ý nghĩa này. “Không chỉ dạy con bằng lý thuyết mà mình phải để cháu xắn tay hành động, hiểu được ý nghĩa công việc mà mình đang làm”, chị Nguyễn Quỳnh Châu (TP. Huế) nói như thế khi cho con tham gia chương trình.

Ông Trương Đình Ngộ - thành viên phát động chương trình nói rằng rất vui khi thấy được tình cảm mà mà người dành cho sông Hương. Ông tin mỗi túi nilong, hay vỏ chai được vớt lên sẽ như một lời cảnh báo đến với tất cả những ai đang còn có ý định thải rác xuống dòng sông thơ mộng. “Sông cho ta nguồn nước, cho tài nguyên vô giá, cho ta sự sống... Vì thế hơn ai hết chúng ta cùng hành động, bảo vệ”, ông Ngộ chia sẻ.  

Cũng theo ông Ngộ, không dừng lại ở lần này mà chương trình sẽ tổ chức định kỳ hàng tháng và tiếp tục kêu gọi mọi người chung tay tham gia để bảo vệ sông Hương xanh - sạch - đẹp.

Những hình ảnh vớt rác nói lời cảm ơn dòng Hương được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Nhiều dụng cụ vớt rác được những người làm chương trình tự thiết kế để phục vụ cho việc vớt rác

Các thành viên chương trình hướng dẫn cho người tham gia các thu gom rác trước khi xuất phát

Một em nhỏ tham gia vớt rác đem đến chương trình do chính tay mình vẽ để kêu gọi mọi người bảo vệ dòng sông 

Các em nhỏ tham gia chương trình được anh chị phát cho những kẹp gắp rác

Rác trên sông Hương chủ yếu là túi ni lông nằm sâu trong bùn nên việc thu gom gặp nhiều khó khăn

Bên cạnh sự tham gia của những người yêu sông Hương, còn có sự hỗ trợ của công nhân môi trường đô thị

Những chiếc thuyền SUP di chuyển vào những khu vực cỏ rậm để vớt rác

Sau khi được đưa từ ngoài vào, rác được bỏ vào thùng và đem đưa đến nơi tiêu hủy

NHẬT MINH (Thực hiện)

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023
Phấn đấu hoàn thiện phần hạ bộ dưới nước vào cuối năm 2023

Sáng 21/2, ông Trần Anh Long, Phó Giám đốc Công ty TNHH TM Xây dựng Trung Chính - đơn vị liên danh thi công dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương (giai đoạn 1) thông tin, tất cả hạng mục hạ bộ dưới nước của công trình cầu vượt sông Hương sẽ cố gắng hoàn tất vào cuối năm 2023.

Đêm thơ tôn vinh dòng Hương
Đêm thơ tôn vinh dòng Hương

Tối 5/2 (nhằm ngày 15 tháng Giêng), Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tổ chức đêm thơ với chủ đề “Hương Giang - dòng sông di sản”. Đây là hoạt động trong khuôn khổ Festival Thơ Huế 2023. Đến dự chương trình có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.

Nghĩ về danh xưng Huế của tôi
Nghĩ về danh xưng Huế của tôi

Vào cuối tháng 12 âm lịch năm Ất Hợi (1635), khi ấy dương lịch đã qua năm 1636, chúa Thượng Nguyễn Phúc Lan chính thức phát lệnh cho dời công phủ từ làng Phước Yên, bên dòng Bồ giang (huyện Quảng Điền) chuyển vào làng Kim Long (huyện Hương Trà), khởi đầu một thời kỳ mới.

Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…
Huế, một chữ “mới” trong chữ “hoài”…

Đúng ba mươi năm trước (năm 1993) khi vận động cho Huế được là di sản văn hóa thế giới, trên poster với hình ảnh điện Thái Hòa chụp qua ô cửa hình chiếc khánh, UNESO đã để một slogan rất lạ bằng ba thứ tiếng: Việt, Anh, Pháp: Huế luôn luôn mới!

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương Rút ngắn thời gian thoát lũ
Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương: Rút ngắn thời gian thoát lũ

Chuyển nước từ sông Bồ qua sông Hương thông qua kênh dẫn ở hạ nguồn nhằm rút ngắn thời gian thoát lũ, giảm thời gian ngập. Trong quá trình nghiên cứu lập dự án đầu tư xây dựng, các đơn vị tư vấn sẽ phải tính toán, đánh giá các giải pháp, phương án, mô phỏng các kịch bản về ngập lụt cho khu vực.