Thứ Bảy, 23/07/2011 21:59

Nhiều mặt hàng không rõ nguồn gốc

Giáp Tết, thị trường thực phẩm trở nên náo nhiệt. Đây cũng là thời điểm "nóng" về an toàn vệ sinh thực phẩm trước nỗi lo của người tiêu dùng về nạn hàng giả, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc… trà trộn vào thị trường.

Hẹn đến dịp Tết mua cho con một đồ chơi cũng phải thay đổi ý định. Mặc dầu, đồ chơi trẻ em bán ngập các con phố, với những mẫu mã đẹp, bắt mắt mà con cứ đòi nằng nặc. Thông tin đồ chơi trẻ em chứa chất độc hại đã làm nhiều phụ huynh chùn bước.

Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Diễn, Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) cho biết, để bảo đảm an toàn cho người tiêu dùng, Ban Chỉ đạo VSATTP tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Giáp Ngọ.

Qua kiểm tra bước đầu, đa số chủ các cơ sở sản xuất bánh, mứt Tết đã có ý thức trong sản xuất, nguyên liệu sản xuất có nguồn gốc và không quá hạn sử dụng. Mặt bằng sản xuất của đa số cơ sở đều sạch sẽ. Không phát hiện các loại rượu độc hại. Các siêu thị đều gương mẫu trong bảo đảm VSATTP.
 
Không nhãn mác
 
Theo sự quan sát của chúng tôi, tại chợ Đông Ba - trung tâm buôn bán lớn của Huế, các hộ kinh doanh mặt hàng thực phẩm tết chưa chấp hành tốt công tác bảo đảm VSATTP.
 
Các mặt hàng được bày bán rất phong phú cả về số lượng và chủng loại, nhất là bánh, kẹo, hoa quả, mứt… Chỉ riêng mứt có hàng chục mặt hàng: Mứt gừng, mứt các loại hoa quả…với đủ màu sắc, được bày bán đẹp mắt. Tuy nhiên, hầu hết các loại mứt quả, mứt khoai lang dẻo, chuối sấy... không bao bì đều được các chủ hàng bày bán la liệt, không có dụng cụ che đậy.
 
Mặt hàng bánh kẹo, hạt dưa có rất nhiều chủng loại, mẫu mã, bao bì khác nhau, từ sản xuất trong nước đến nhập khẩu. Có nhiều loại không có nhãn hiệu, không ghi địa chỉ sản xuất, không ghi thời hạn sử dụng. Điều này, gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng khi cần thẩm định chất lượng. Nhiều khách hàng băn khoăn khi chọn lựa sản phẩm.
 
Tại gian hàng thực phẩm bò khô, lạp xưởng, mực khô… đa số đều không có nguồn gốc xuất xứ và thời hạn sử dụng. Nhiều khách hàng băn khoăn hỏi nhau: Không biết loại này do đâu sản xuất? Thời hạn sử dụng bao lâu? Chất bảo quản là loại gì? Có độc hại hay không? Hỏi nhau nhưng không có câu trả lời. Người mua, người không.
 
Lo ngại
 
Tại hội nghị tổng kết công tác ngành của Sở Y tế cách đây vài ngày, BS Hoàng Hữu Nam, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: Chất lượng VSATTP hiện nay vẫn còn nhiều điều lo ngại: Việc buôn bán, chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, ngày càng tinh vi, khó kiểm soát. Việc sử dụng chất bảo quản, phụ gia thực phẩm ngoài danh mục cho phép ngày càng phổ biến, khó kiểm soát, phẩm màu công nghiệp vẫn còn lưu hành trên thị trường như: Rhodamin B trong hạt dưa, bột ớt, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau, củ, quả, thuốc tăng trọng, kháng sinh, hóa chất sử dụng tùy tiện trong nuôi trồng, nhiều chất độc hại chứa trong phở tươi, chả, giò, bún tươi…
 
Dịp Tết, các loại thực phẩm không bảo đảm chất lượng, hàng giả, hàng nhập lậu không rõ nguồn gốc… có cơ hội trà trộn vào thị trường. Nhiều loại thực phẩm có chứa chất bảo quản độc hại rất khó có thể phân biệt bằng mắt thường, nên trở thành người tiêu dùng thông minh dường như là điều không thể.
 
Nhưng để bảo vệ sức khỏe, người tiêu dùng nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản, cần thiết để lựa chọn cho gia đình những sản phẩm tốt nhất.
Xuân Hồng
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.