Chủ Nhật, 23/12/2012 08:17

Nhọc nhằn cơ hội cho hơn 1.000 học sinh vuột trường công

Từ ngày 9/6 đến 11/6/2015, 5.029 học sinh đã tốt nghiệp trung học cơ sở đã bước vào kỳ thi để giành một trong 3.111 suất vào trung học phổ thông (THPT) và 420 suất vào Trường THPT chuyên Quốc Học... Với một kỳ thi chung đề, chung thời gian và hội đồng chấm chung, thi tuyển sinh lớp 10 năm nay là một cuộc sát hạch mạnh tay về chất lượng giáo dục vùng miền ở Thừa Thiên Huế.

Không tính các trường đặc thù như Quốc Học và Dân tộc Nội trú tỉnh, điểm chuẩn vào trường của 6 đơn vị THPT gồm: Hai Bà Trưng, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trường Tộ, Cao Thắng, Thuận An, Phú Bài đã có sự phân hóa mạnh.

Điểm “chuẩn” phơi bày chất lượng?
Với thang điểm 70, trong đó điểm thi theo công thức văn, toán hệ số 2, ngoại ngữ hệ số 1 và điểm học bạ (tối đa là 20), nếu các trường thành phố có điểm chuẩn từ 44,7 (Hai Bà Trưng) đến thấp nhất là 26,8 (Cao Thắng) vẫn có cơ hội vực chất lượng ở nguyện vọng 2. Cao Thắng có đến 144 em điểm vào trường là 40,6 trở lên theo điểm chuẩn nguyện vọng 2, cũng như Nguyễn Trường Tộ có 122 em điểm từ 32,4 đến 37,2 vào trường theo nguyện vọng 2. Như vậy, bài toán chất lượng của những trường thành phố đã khá tương đồng nhưng với hai trường tuyến huyện, chất lượng đầu vào xem ra đáng lo.
516 học sinh vào trường với điểm chuẩn là 18,1/70 (Trường THPT Thuận An) khi mà điểm học bạ tối thiểu phải có đã là 10. Như vậy, có rất nhiều học sinh vào trường với tổng số điểm ba môn thi sau khi nhân hệ số dưới 10/50 (8,1), trung bình mỗi môn chỉ cần 2/10 điểm. Tương tự, để vào Trường THPT Phú Bài (điểm chuẩn 21,5), thí sinh chỉ cần 11,5 điểm cho ba môn thi, trong đó có 2 môn tính điểm hệ số 2…
Buồn vui chọn trường
Anh bạn tôi có con học THCS Nguyễn Tri Phương, với bảng điểm luôn từ khá trở lên, nên yên tâm cho con thi chuyên Quốc Học, thêm nguyện vọng 1 vào Hai Bà Trưng, nguyện vọng 2 vào Cao Thắng. Cô bé rớt Quốc Học đã đành, điểm vào Hai Bà Trưng suýt soát, nhưng thiếu luôn điểm vào nguyện vọng 2. Không còn cơ hội học trường công, cả gia đình tá hỏa chạy tìm trường tư, nhưng trường nào học phí cũng cao, xa nhà và tiềm ẩn bao khó khăn ở một môi trường mới. Anh chép miệng, cháu nó đã chọn nguyện vọng 1 vào Nguyễn Trường Tộ, vợ chồng tôi lại cản, con gái học Hai Bà Trưng cho dễ thương. Nếu tin vào sự lựa chọn của cháu, nó thừa cả hơn chục điểm…Còn rất nhiều trường hợp do quá kỳ vọng từ bảng điểm, các ông bố bà mẹ đã ép con chọn trường tốp trên, dẫn đến làm mất cơ hội học trường công của con và kéo theo nhiều khoản học phí nếu con vào học trường tư.
Với việc nắm chắc số liệu học sinh tốt nghiệp THCS, Sở GD&ĐT đã đảm bảo an toàn cho định hướng “tất cả học sinh trong độ tuổi có nhu cầu học tiếp, có chỗ ngồi trong nhà trường”. Nhưng chọn được trường công hay tư, hay phải học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên lại là khâu cần được đầu tư từ đăng ký chọn trường đến, nguyện vọng của mỗi gia đình có con em và là trách nhiệm tư vấn của các trường THCS.
Với hơn 1.000 học sinh không còn cơ hội học trường công, các em còn nhiều địa chỉ để chọn như: Huế Star, Chi lăng, Trần Hưng Đạo và thêm một địa chỉ mới là Trường THPT Thuận Hóa (thuộc Đại học Huế). Tuy nhiên, với mức học phí vài triệu đồng mỗi tháng, một suất trường tư quả là thách thức cho nhiều gia đình…
Những cơ hội cuối
Ngay từ cuối tháng 5, các trường như: Huế Star, Chi Lăng, Trần Hưng Đạo… đã treo bảng tuyển sinh. Tuy nhiên, không khí tuyển sinh ở hầu hết các trường vô cùng ảm đạm.
Địa chỉ mới là Trường THPT Thuận Hóa đến thời điểm này (với mô hình trường chất lượng cao, năm đầu tuyển sinh) đã nhận được gần 500 hồ sơ đăng ký xét tuyển và tuyển được 87/120 chỉ tiêu. Còn chưa đến 40 chỉ tiêu trống nhưng PGS. TS Nguyễn Văn Thuận, Hiệu trường nhà trường cho biết, trường vẫn giữ lập trường về chất lượng đầu vào, không chọn những học sinh lực học quá kém. Gần 90 hồ sơ mà Hội đồng tuyển sinh của trường có trong tay đều là những học sinh có học lực từ khá trở lên, trường sẽ tiếp tục nhận hồ sơ của những em học tốt nhưng sơ sẩy trong chọn nguyện vọng ở kỳ thi tuyển lớp 10 của sở. Tại Trường Huế Star, cô nhân viên tư vấn và bán hồ sơ cho biết, mặc dù đã có kết quả tuyển sinh lớp 10 nhưng phụ huynh, học sinh đến đăng ký xét tuyển vẫn rất ít, cả ngày 22/6 chỉ có 3-4 người tới hỏi rồi đi. Mong mỏi tuyển được 2 lớp, mỗi lớp 20 học sinh của trường xem ra cũng khá khó khăn. Ở Trường Trần Hưng Đạo, anh bảo vệ của trường nhiệt tình tư vấn cách làm hồ sơ cho biết, trường có cam kết có mức học phí thấp nhất so với các trường tư thục khác, nhưng số người đến tư vấn cũng hiếm hoi. Trong khi đó, Trung tâm Giáo dục thường xuyên thành phố tuy đã niêm yết thông báo tuyển sinh, nhưng đến cuối tháng 7 mới nhận hồ sơ.
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.