Thứ Sáu, 13/05/2016 12:44

Nhu cầu điện toàn cầu tăng cao đòi hỏi hệ thống điện linh hoạt

Nhu cầu về điện được dự báo sẽ bùng nổ trong 2 thập kỷ tới, đây có thể là tin tốt cho môi trường, nhưng cũng là một thách thức đối với các Chính phủ và các công ty điện lực, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ngày hôm nay (13/11) cho biết.

Nhu cầu về cơ sở hạ tầng tăng nhanh trong khu vực ASEANNhững thành phố phát triển nhanh nhất thế giớiNhà máy điện gió lớn nhất sắp được xây dựng ngoài khơiLượng xe ô tô điện toàn cầu đạt mức cao kỷ lục trong năm 2017Nhu cầu điều hoà không khí toàn cầu sẽ tăng gấp 3 lần đến năm 2050

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Reuters

"Ngành điện đang chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ nhất kể từ khi được tạo ra cách đây hơn một thế kỷ", Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) nhận định trong báo cáo triển vọng năng lượng thường niên, tập trung vào nguồn điện.

IEA dự báo, nhu cầu năng lượng sẽ lớn hơn 25% đến năm 2040, phần lớn là sự mở rộng hoạt động ở Ấn Độ. Nhu cầu điện toàn cầu được dự báo ​​sẽ tăng khoảng 60%, chiếm khoảng 1/4 tổng số năng lượng, từ mức 19% hiện nay, trong khi than và dầu giảm.

Các nền kinh tế đang phát triển sẽ cần thêm 90% lượng điện, cho các phương tiện ở Trung Quốc và điều hòa không khí ở những vùng khí hậu nóng hơn, báo cáo cho biết thêm. Trong khi đó, các quốc gia giàu có cũng cần nhiều điện hơn cho các hệ thống vận tải bằng điện.

Cũng theo báo cáo nói trên, để cung cấp thêm nguồn điện, việc sử dụng các tuabin gió và tấm pin mặt trời sẽ tăng đáng kể. Tất cả các nguồn điện tái tạo bao gồm thủy điện sẽ chiếm 70% mức sản lượng gia tăng.

Hỗ trợ chính trị và những tiến bộ trong công nghệ đồng nghĩa với chi phí điện được sản xuất bởi các nguồn tái tạo giảm và chi phí điện được sản xuất bởi năng lượng mặt trời dự kiến ​​sẽ tiếp tục giảm hơn 40% trong giai đoạn 20 năm.

Trong khi đó, tỷ trọng điện được sản xuất từ ​​than sẽ giảm xuống khoảng 1/4 tổng số, từ mức khoảng 40% hiện nay.

Sự linh hoạt

Mặc dù sự gia tăng của năng lượng tái tạo sẽ mang lại lợi ích cho môi trường, tuy nhiên nó cũng sẽ đặt ra thách thức, cũng bởi những nguồn năng lượng này phụ thuộc vào sự sẵn có của mặt trời hoặc gió.

IEA cho rằng: “Với sự thay đổi lớn hơn về nguồn cung cấp, các hệ thống điện sẽ cần phải làm cho nền tảng của các thị trường điện trong tương lai trở nên linh hoạt để cho nguồn điện được duy trì”.

"Nhiều quốc gia ở châu Âu, cũng như Mexico, Ấn Độ và Trung Quốc được dự báo sẽ cần đến một mức độ linh hoạt, ở quy mô lớn mà chưa bao giờ được nhìn thấy trước đây", cơ quan năng lượng này nói thêm.

Các Chính phủ và các công ty điện lực sẽ phải đầu tư hơn 2 nghìn tỷ USD/năm vào các nguồn cung cấp mới, cải cách thị trường năng lượng, cải thiện mối liên kết giữa các lưới điện và theo đuổi những công nghệ như "đồng hồ đo điện thông minh" và pin cải tiến.

Bên cạnh đó, IEA cũng nêu lên ra một kịch bản mà theo đó, một sự thúc đẩy lớn hơn đối với điện sẽ xảy ra, với nhu cầu nhảy vọt lên 90%, thay vì 60% đến năm 2040. Đó sẽ là mức tăng tương đương với gấp đôi nhu cầu điện hiện tại ở Mỹ.

Ngoài ra, với 1/2 tổng số phương tiện đi lại hoạt động bằng điện, chất lượng không khí cũng sẽ được cải thiện đáng kể.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times & AFP)

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023
Trung Quốc đóng vai trò quan trọng kích thích tăng trưởng toàn cầu năm 2023

Hamid Rashid, một nhà kinh tế hàng đầu của Liên Hiệp Quốc trả lời phỏng vấn báo Tân Hoa Xã sau khi báo cáo Tình hình và Triển vọng Kinh tế Thế giới (WESP) 2023 được phát hành rằng, Trung Quốc có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập
Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, hiệu quả, bền vững và hội nhập

Đại dịch COVID-19 với diễn biến phức tạp trong thời gian qua đã làm cho thị trường lao động bị ảnh hưởng nặng nề. Hàng triệu lao động bị giảm giờ làm, giảm thu nhập, tạm dừng việc, mất việc làm, thất nghiệp; gần hai triệu lao động rời khỏi thị trường lao động; nhiều lao động di cư trở về quê, khiến quan hệ cung-cầu lao động bị ảnh hưởng tiêu cực; tình trạng khan hiếm lao động cục bộ ở một số ngành, lĩnh vực, địa bàn còn tồn tại.