Thứ Sáu, 23/10/2015 15:57

Những chủ đề quan trọng của thượng đỉnh Mỹ - Triều

Tuy chưa ai dám khẳng định cho đến khi nó diễn ra, cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên vẫn được cả thế giới trông đợi. Hai bên sẽ bàn những gì nếu ông Trump chịu gặp ông Kim?

Triển vọng Hội nghị Thượng đỉnh lịch sử Mỹ- Triều ngày càng rõ nétÔng Kim Jong-un chủ trì cuộc họp về thượng đỉnh Mỹ-Triều sắp tớiMỹ xác nhận Triều Tiên sẵn sàng đàm phán phi hạt nhân hóaMỹ: Hội nghị thượng đỉnh liên Triều tạo đà cho hội nghị Triều-Mỹ

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có cuộc gặp đang được thế giới trông chờ - Ảnh: REUTERS

Đây sẽ là cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa một tổng thống Mỹ đương nhiệm và một nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.

Ông Trump nói sẽ hội đàm với ông Kim Jong Un vào cuối tháng 5 hoặc tháng 6, nhưng từng cảnh báo có thể hủy cuộc gặp nếu ông cảm thấy không mang lại kết quả nào.

Ngày 21/4, triển vọng có vẻ sáng sủa khi ông Kim tuyên bố chấm dứt thử hạt nhân và tên lửa "để theo đuổi phát triển kinh tế và hòa bình" (mặc dù ông không đề cập gì đến chuyện từ bỏ kho vũ khí hạt nhân đang có).

Ông Trump và các nhà lãnh đạo thế giới tất nhiên chào đón thông điệp của ông Kim dù một số người còn tỏ ra hoài nghi.

"Có thể mọi thứ sẽ ổn và cũng có thể sẽ không. Chỉ có thời gian mới trả lời được" - ông Trump viết trên tài khoản Twitter của mình.

Thực tế, đàm phán Mỹ - Triều bao gồm rất nhiều chủ đề rộng lớn và quá trình này thực thi chúng có thể kéo dài nhiều năm đặt trong trường hợp mọi thứ khởi động suôn sẻ. 

Sau đây là một số chủ điểm đáng chú ý:

1. Phi hạt nhân hóa

Buộc Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình hạt nhân - tên lửa là mục tiêu của tất cả các cuộc đàm phán quốc tế từ những năm đầu thập niên 1990. Ấy vậy mà năm 2017 Triều Tiên thử cùng lúc hai thứ được cho là bom nhiệt hạch và tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM)!

Giám đốc CIA kiêm ứng viên Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng nói Washington có thể đặt lợi ích của mình lên trước hết trong thương thuyết với Triều Tiên. 

Điều đó khiến Nhật và Hàn Quốc sợ Mỹ sẽ nhanh chóng chốt một thỏa thuận ICBM với Triều Tiên, trong khi phớt lờ các loại tên lửa tầm ngắn hơn vốn đe dọa Tokyo và Seoul.

2. Xác minh và trao đổi

Triều Tiên đang muốn thoát khỏi vòng kim cô cấm vận quốc tế vốn gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế. Trong các thỏa thuận (thất bại) trước đây, Bình Nhưỡng đồng ý từ bỏ chương trình vũ khí đổi lấy viện trợ và cam kết không xâm lược của Mỹ.

Triều Tiên cũng từng đồng ý quay lại Hiệp ước không phổ biến hạt nhân và mời Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đến thanh sát như yêu cầu thường có của quốc tế. 

Hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Yongbyon sẽ bao gồm trong các cuộc thương lượng, và Washington sẽ muốn bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đóng cửa bãi thử Punggye-Ri.

Các quan chức tình báo Mỹ tin rằng cần phải duy trì áp lực cấm vận kinh tế, vốn đòi hỏi sự hợp tác của Trung Quốc và Nga để buộc ông Kim phải thương lượng nghiêm túc.

3. Tù nhân Mỹ

Nhà Trắng cho biết số phận 3 người Mỹ gốc Hàn bị bắt giữ ở Triều Tiên sẽ là một yếu tố cần bàn trước thượng đỉnh.

Tuần trước, ông Trump cho biết Washington đang thương lượng đòi thả các tù nhân và xác suất thành công là khá cao. Ông chỉ không nói rõ đó có phải điều kiện để hội đàm hay không.

4. Hiệp ước hòa bình

Triều Tiên muốn thay Thỏa thuận đình chiến 1953 (sau chiến tranh Triều Tiên) bằng một hiệp ước hòa bình.

Hai miền bán đảo Triều Tiên đã nối lại thảo luận, nhưng Hàn Quốc vẫn chưa dứt khoát với cụm từ "hiệp ước hòa bình", thay vào đó gợi ý "tình trạng hòa bình" hoặc "thỏa thuận chấm dứt hành động thù địch".

Ông Trump tuyên bố "chúc phúc" cho nỗ lực tái thiết hòa bình - với điều kiện Bình Nhưỡng chịu từ bỏ kho vũ khí hạt nhân.

Theo Tuoitre

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu
Việt Nam góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu

Đêm 26/8, tức trưa 27/8 (giờ Việt Nam), Hội nghị lần thứ 10 kiểm điểm Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân (NPT) đã kết thúc sau gần 4 tuần tại trụ sở Liên hợp quốc (LHQ), New York (Mỹ) với những cuộc thảo luận sâu rộng về những chủ đề mới trong 3 trụ cột chính của hiệp ước gồm giải trừ vũ khí hạt nhân, chống phổ biến hạt nhân và sử dụng công nghệ hạt nhân vì mục đích hoà bình. Tại đây, Việt Nam đã góp phần thúc đẩy vai trò của NPT đối với an ninh toàn cầu.

Đông đảo người dân Đức kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít
Đông đảo người dân Đức kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít

Cùng với hàng loạt hoạt động lớn diễn ra tại Liên bang Nga để kỷ niệm 77 năm Chiến thắng phát xít, ngày 9/5, đông đảo người dân Berlin cũng như nhiều thành phố khác của Đức đã đến các đài tưởng niệm ở thủ đô nước Đức để kỷ niệm sự kiện này và để tưởng nhớ những người lính Hồng quân Liên Xô đã ngã xuống cứu nhân loại khỏi thảm hoạ diệt chủng phát xít.