Thứ Sáu, 19/05/2017 06:15

Những lớp học tình thương

“Cô giáo như mẹ hiền” là những ngôn từ mà các phụ huynh có con em học tại các lớp học chuyên biệt dành riêng cho các học sinh khuyết tật và thiểu năng trí tuệ trên địa bàn TP. Huế khi nói về các giáo viên phụ trách lớp.

Chăm trẻ mầm non khuyết tậtDạy các em nên người

Cô giáo Lê Thị Hà Trang, phụ trách lớp chuyên biệt Trường TH Vĩnh Ninh đamg dạy ngôn ngữ ký hiệu cho các em

Như bao học sinh khác, đúng 7 giờ sáng, em Tôn Nữ Quỳnh N., trú tại phường Xuân Phú, TP. Huế đưa tay chào bố và tự mang ba lô bước vào cổng Trường tiểu học (TH) Vĩnh Ninh để bắt đầu ngày học mới. Chỉ khác là, các bạn trong lớp chào đón em không phải là tiếng reo hò mà bằng một ngôn ngữ đặc biệt, ngôn ngữ ký hiệu.

Anh Tôn Thất Phu T., bố Quỳnh Như chia sẻ: “Thời kỳ đầu mang thai, mẹ Như bị nhiễm rubella nên từ lúc lọt lòng, Như đã bị câm điếc ở thể nặng, hoàn toàn không thể nghe và nói. Những năm ở nhà, gia đình rất buồn và nghĩ chẳng bao giờ con được đến trường. Thế rồi, sau khi đăng ký vào học, được các giáo viên phụ trách lớp chuyên biệt tận tình hướng dẫn, sử dụng nhiều phương pháp sư phạm và dạy ngôn ngữ ký hiệu, khẩu hình nên giờ Như đã viết và diễn tả hành động của mình. Về nhà, Như còn hướng dẫn cho bố mẹ cách giao tiếp”. 

Phụ trách lớp chuyên biệt, Trường TH Vĩnh Ninh là 2 cô giáo còn khá trẻ, song đã có 5 năm kinh nghiệm đứng lớp và gần gũi với các em. Các cô thường đến lớp sớm hơn và ra về khi các em được người nhà đến đón. Những tiết học ở đây cũng hoàn toàn khác khi 39 học sinh là 39 bản giáo án và kế hoạch cá nhân được các cô nghiên cứu và tạo lập dựa trên quá trình học tập.

Cô giáo Lê Thị Hà Trang cho rằng, đa số các em khi đến đây đều bị câm điếc nặng kèm theo tự kỷ, thiểu năng và tăng động, nên việc giảng dạy gặp khá nhiều khó khăn. Để thực hiện tốt chương trình dạy phổ thông, chúng tôi chia ra nhiều giáo án, trong đó bắt đầu từ chương trình dự bị trước lớp 1, lớp 1 và các chương trình lớp 2, 3, 4 và 5. Phương pháp dạy sử dụng ngôn ngữ ký hiệu và khẩu hình, trong đó các giáo viên vừa kết hợp dạy kiến thức, vừa tập cho các em phương pháp sử dụng ngôn ngữ ký hiệu nên mất khá nhiều thời gian cho một chương trình học.

“Do bị khuyết tật nặng nên nhiều em chưa tự phục vụ được bản thân, một số em tiếp nhận ngôn ngữ hạn chế và khả năng tư duy phát triển ngôn ngữ rất khó; nhiều em học trước quên sau nên 1 chương trình, phải dạy đi dạy lại rất nhiều lần. Vì vậy, phụ trách lớp không chỉ có nhiệm vụ giảng dạy mà các cô còn đảm nhận vai trò làm mẹ, làm chị để chăm lo từng bữa ăn, giấc ngủ cho các em”, cô giáo Trần Thị Thanh Luyến chia sẻ.

Là cơ sở giáo dục đầu tiên trên địa bàn TP. Huế có các lớp học dành cho trẻ chuyên biệt từ năm 2000, hiện Trường TH Thuận Thành có 3 lớp học mang tên Niềm tin, Hy vọng và Tình bạn giáo dục các trẻ tự kỷ, câm điếc và khiếm khuyết về trí tuệ, khó khăn về ngôn ngữ với số lượng 47 em. Ngoài ra, trường còn có 18 em bị khuyết tật ở thể nhẹ tham gia học tại các lớp học bình thường với mục đích tạo môi trường học tập bình đẳng, giúp các em hòa nhập và tiếp thu bài học tốt hơn.

Phó Hiệu trưởng Trường TH Thuận Thành, cô Nguyễn Thị Ngọc Diệp cho hay, trường có 70 em có hồ sơ khuyết tật, trong đó có 47 em học lớp chuyên biệt, 18 em hòa nhập, còn lại 5 em bị thiểu năng nhẹ nên phụ huynh có nguyện vọng cho con học các lớp bình thường. Để đào tạo các em ở lớp chuyên biệt, các giáo viên phải lập kế hoạch cá nhân riêng cho từng em để có phương pháp giáo dục phù hợp. Năm 2019, trường tiếp nhận nhiều học sinh bị bệnh nặng, nên công tác giảng dạy gặp nhiều khó khăn, giáo viên phải thường xuyên thay đổi giáo án, điều chỉnh hành vi cá nhân nên đối với các em bị bệnh nặng, trường không chú trọng nhiều đến bài học mà chủ yếu là dạy các em làm quen với kế hoạch cá nhân và biết tự chăm lo bản thân.

Theo Phó Trưởng Phòng Giáo dục & Đào tạo TP. Huế Lâm Thủy, trên địa bàn TP. Huế có 6 trường tiểu học có các lớp học dành cho trẻ chuyên biệt, bao gồm 8 lớp với trên 170 học sinh. Ngoài ra, các trường học đều có học sinh bị khuyết tật ở mức độ nhẹ, như tự kỷ, điếc, thiểu năng trí tuệ tham gia học hòa nhập cùng với các học sinh bình thường nhằm giúp các em có điều kiện hòa nhập và phát triển bản thân.

Ông Thủy cho biết, các giáo viên tham gia giảng dạy các lớp này ngoài mức lương cơ bản của Nhà nước sẽ được hưởng thêm 70% tiền đứng lớp, đồng thời số tiết dạy được giảm và mỗi lớp có 2 giáo viên. Ngoài ra, các giáo viên giảng dạy các lớp có học sinh hòa nhập sẽ được hưởng chế độ phụ cấp theo quy định nhằm động viên, khuyến khích giáo viên đầu tư công sức để giảng dạy cho các em.

Bài, ảnh: Khánh Thư

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện về cô giáo mầm non
Chuyện về cô giáo mầm non

Cái số thế nào, gần hai chục năm nay, nhà tôi được ở đối diện một trường mầm non. Tôi chứng kiến từ ngày trường đặt viên gạch đầu tiên trên miếng đất trống đến lúc trở thành trường đạt chuẩn quốc gia. Và điều thú vị là, có một số cô đã từng dạy con tôi, giờ lại tiếp tục là cô giáo của cháu ngoại tôi.

ASEAN cần một hệ thống giáo dục hòa nhập
ASEAN cần một hệ thống giáo dục hòa nhập

Các chuyên gia nhận định, đây là thập kỷ của sự thay đổi. Đại dịch COVID-19, tình hình xung đột địa chính trị xảy ra gần đây, cũng như biến đổi khí hậu và các tác động của biến đổi khí hậu đã và đang thúc đẩy chúng ta suy nghĩ về những thách thức lớn nhất trong thời đại và đánh giá lại cách chúng ta làm mọi việc. Không loại trừ, ngành giáo dục cũng cần có cái nhìn cứng rắn hơn.

Cô giáo kết nối yêu thương
Cô giáo kết nối yêu thương

Đồng nghiệp trẻ Lê Thị Thoa bảo rằng, cô giáo Nguyễn Thị Thu Hằng (Trường THPT A Lưới) là động lực giúp cô vững bước đi đến vùng đất A Lưới.

Khi thầy cô “lên sóng”
Khi thầy cô “lên sóng”

Dịch COVID-19 xem ra lại là cơ hội cho nhiều thầy cô giáo “lên sóng” truyền hình dạy học với nhiều cảm xúc khó tả.

Cô giáo Pa Cô đam mê với nghề
Cô giáo Pa Cô đam mê với nghề

Cô Hồ Thị Và, sinh năm 1978, người dân tộc Pa Cô (A Lưới) là một trong những tấm gương điển hình được ngành giáo dục tuyên dương năm 2021. Điểm nổi bật của cô giáo mầm non là niềm đam với nghề đã giúp cô vượt qua khó khăn.