Thứ Tư, 20/04/2016 14:10

Những nội dung quan trọng tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội khóa XIV

Ngày 22/10/2018, Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.

Quy trình Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm 48 chức danhLần đầu tiên Quốc hội xem xét bầu Tổng Bí thư làm Chủ tịch nướcChủ tịch Quốc hội: Giàu lên, đại gia bất động sản từ thất thoát đất đaiThường vụ Quốc hội chuẩn bị nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN

Diễn ra vào cuối năm, Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội có nhiệm vụ quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước trong năm tới, là cơ sở để hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra.

Chương trình nghị sự của kỳ họp lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần tiếp tục thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, xây dựng đất nước ngày càng đổi mới, phát triển nhanh, vững mạnh về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội.

Theo thông lệ, tại kỳ họp cuối năm, bên cạnh công tác lập pháp, Quốc hội thường tập trung xem xét, quyết định các vấn đề kinh tế-xã hội của đất nước.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết tại kỳ họp này, lần đầu tiên Quốc hội yêu cầu Chính phủ báo cáo kết quả 3 năm triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế-xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, về tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn, từ đó xem xét, tìm ra vướng mắc, góp phần hoàn thành mục tiêu Nghị quyết đề ra trong giai đoạn 2016-2020.

Theo Tổng Thư ký Quốc hội, "nội dung này là cần thiết trong điều kiện cuộc chiến thương mại đang diễn ra phức tạp, khó lường và chúng ta phải có đối sách phù hợp.”

Kỳ họp thứ 6 có sứ mệnh đặc biệt bởi Quốc hội sẽ tiến hành bầu Chủ tịch nước ngay những ngày đầu diễn ra kỳ họp.

Tại Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thống nhất giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước. Quốc hội cũng xem xét, phê chuẩn việc miễn nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông đối với ông Trương Minh Tuấn; phê chuẩn việc bổ nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

Một nội dung quan trọng khác được dư luận quan tâm theo dõi, đó là Quốc hội sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với những người giữ các chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.

Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, việc lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp này được thực hiện theo quy định của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân, Nghị quyết số 85/2014/QH13 ngày 28/11/2014. Hoạt động này cũng sẽ được tiến hành ngay những ngày đầu Quốc hội họp, trước khi diễn ra các phiên chất vấn.

Sẽ là kỳ họp đi vào lịch sử, khi tại Kỳ họp này Quốc hội tiến hành phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Đây là Hiệp định quan trọng, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, ngoại giao của đất nước.

Công tác lập pháp luôn là một nội dung quan trọng của mỗi kỳ họp. Trong 24 ngày làm việc, tại Kỳ họp này, Quốc hội dành khoảng 9,5 ngày để thảo luận, xem xét, thông qua 9 dự án luật; 1 dự thảo Nghị quyết và cho ý kiến về 6 dự án luật khác.

Nhiều dự án luật quan trọng như: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học, Luật sửa đổi, bổ sung các Luật có quy định liên quan đến quy hoạch, hay Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)... đã được chỉnh lý nhiều lần trên cơ sở tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, các đại biểu Quốc hội, sẽ tiếp tục được trình ra để Quốc hội xem xét, quyết định. Đây đều là những dự án luật quan trọng, tiếp tục cụ thể hóa các nghị quyết, kết luận của Đảng.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp Quốc hội luôn được dư luận xã hội quan tâm theo dõi. Việc chất vấn thực hiện theo phương thức hỏi nhanh-đáp gọn tại Kỳ họp trước tiếp tục được phát huy tại Kỳ họp này.

Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý là phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 sẽ không thảo luận về nội dung báo cáo của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao… mà dành trọn vẹn 3 ngày cho các đại biểu chất vấn những vấn đề Chính phủ đã thực hiện từ đầu nhiệm kỳ tới nay, phân tích rõ nguyên nhân những mặt chưa làm được và đề ra giải pháp khắc phục.

Nối tiếp những đổi mới được đánh giá cao tại các kỳ họp trước, Kỳ họp thứ 6 dự kiến sẽ có 15 phiên họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước trực tiếp theo dõi (chiếm khoảng 31,25% thời lượng của kỳ họp).

Ngoài những nội dung được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quy định của Nội quy kỳ họp, dự kiến các phiên thảo luận ở hội trường về vấn đề: kinh tế-xã hội, ngân sách nhà nước; việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề, chất vấn tại kỳ họp từ đầu nhiệm kỳ đến hết Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2018, cũng sẽ được phát thanh, truyền hình trực tiếp.

Chương trình nghị sự với rất nhiều nội dung đặc biệt quan trọng được Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 6 chắc chắn sẽ có những tác động sâu sắc, nhiều mặt tới đời sống của nhân dân.

Các nội dung kỳ họp trong nhiều ngày qua đã được các cơ quan chức năng nghiên cứu, chuẩn bị kỹ lưỡng trên nền tảng những đổi mới đáng ghi nhận trong phương thức hoạt động của Quốc hội, thể hiện rõ nét hình ảnh của một Quốc hội thực sự đổi mới, hành động vì lợi ích của nhân dân.

Theo TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học
ASEAN và EU nắm giữ vai trò quan trọng trong phục hồi đa dạng sinh học

Đây là nhận định được đưa ra trong một bài viết được đăng tải trên Tờ The Straits Times, của các tác giả là ông Shawn Lum, Chủ tịch Hiệp hội Tự nhiên (Singapore) và ông Vinayagan Dharmarajah, Giám đốc khu vực châu Á thuộc Hiệp hội BirdLife International (Vương quốc Anh).

Nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào học tập
Nhân tố quan trọng thúc đẩy phong trào học tập

Từ thực tiễn các phong trào “Sinh viên 5 tốt”, “Học sinh 3 rèn luyện”… xuất hiện nhiều tấm gương học sinh, sinh viên sống đẹp, sống có ích, đạt thành tích xuất sắc trong học tập, sáng tạo và nghiên cứu khoa học.

Nam Đông thông qua 7 nghị quyết liên quan đến đầu tư công và nguồn vốn ngân sách
Nam Đông thông qua 7 nghị quyết liên quan đến đầu tư công và nguồn vốn ngân sách

Ngày 15/12, HĐND huyện Nam Đông khóa VII khai mạc Kỳ họp thứ 5 nhằm thảo luận những kết quả đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH), quốc phòng - an ninh năm 2022, đề ra các giải pháp để thực hiện nhiệm vụ năm 2023 và những năm tiếp theo.

ADB Hội nghị khí hậu COP27 có vai trò đặc biệt quan trọng với châu Á-Thái Bình Dương
ADB: Hội nghị khí hậu COP27 có vai trò đặc biệt quan trọng với châu Á-Thái Bình Dương

Ngày 6/11 tới, đại diện các nước trên khắp thế giới sẽ tập trung về Sharm el-Sheikh, Ai Cập, để tham dự Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 - diễn đàn quan trọng của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC), nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính, giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và các tác động của nó.

ILO Thu hẹp bất bình đẳng giới về lương quan trọng hơn bao giờ hết
ILO: Thu hẹp bất bình đẳng giới về lương quan trọng hơn bao giờ hết

Theo một báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), tính trung bình trên toàn cầu, phụ nữ được trả lương thấp hơn khoảng 20% ​​so với nam giới. Trong khi các đặc điểm cá nhân như trình độ học vấn, thời gian làm việc, sự khác biệt nghề nghiệp, kỹ năng hoặc kinh nghiệm giải thích một phần cho sự chênh lệch lương theo giới, ILO khẳng định phần lớn là do sự phân biệt đối xử dựa trên giới tính của một người.