Thứ Hai, 19/11/2018 07:30

Ngày hội dân chủ của toàn dân

Ngày bầu cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (ngày 23/5) là đợt sinh hoạt chính trị dân chủ sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân; thể hiện trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền làm chủ của Nhân dân thông qua việc lựa chọn người tài, đức, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân.

Hội thảo trực tuyến tại Canada về thân thế, sự nghiệp của Bác HồTrưng bày sách “Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giáo dục”

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 là kỳ bầu cử có hệ thống thiết chế pháp luật phục vụ cho công tác bầu cử hoàn thiện nhất trong lịch sử 75 năm Quốc hội nước ta.

Chủ tịch Hồ Chí Minh bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội khóa III. Ảnh: Tư liệu

Nhớ lại ngày bầu cử hơn 75 năm trước

Sinh thời, Hồ Chủ tịch kiên trì phấn đấu quên mình vì dân, vì nước để cho ai cũng được thực hiện quyền bầu cử.

Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, trong bối cảnh chính quyền non trẻ gặp muôn vàn khó khăn, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn đề nghị Chính phủ lâm thời tổ chức sớm cuộc Tổng tuyển cử với chế độ phổ thông đầu phiếu.

Ngày 31/12/1945, Người đã viết bài nhan đề “Về ý nghĩa Tổng tuyển cử” đăng trên Báo Cứu Quốc số 130. Người đã chỉ rõ quyền bầu cử, ứng cử: “...Trong tổng tuyển cử, hễ là người muốn lo việc nước thì đều có quyền tổng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử, không phân chia trai gái, giàu nghèo, tôn giáo, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó”.

Về tiêu chuẩn của người đại biểu ĐBQH Việt Nam, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Người nêu rất cô đọng và đầy đủ các đặc điểm cần và đủ của người cán bộ cách mạng: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà”. Và trách nhiệm của những người đại biểu đại diện quyền lực của Nhân dân khi trúng cử là: “những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu cầu hạnh phúc của đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: vì lợi nước, quên lợi nhà, vì lợi chung, quên lợi riêng".

Ngày 5/1/1946, một ngày trước khi diễn ra cuộc Tổng tuyển cử, trước hơn hai vạn đồng bào Thủ đô Hà Nội đang mít tinh ủng hộ cuộc bầu cử, trong Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố:

 “Ngày mai mồng 6 tháng Giêng năm 1946.

Ngày mai là một ngày sẽ đưa quốc dân ta lên con đường mới mẻ.

Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà Nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình...".

Đáp lại lời kêu gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bằng ý chí sắt đá của một dân tộc quyết tâm bảo vệ nền độc lập, tự do vừa giành được, toàn thể Nhân dân Việt Nam từ miền xuôi đến miền ngược, từ miền Bắc đến miền Nam, từ nông thôn đến thành thị, không phân biệt gái trai, già trẻ đã dành trọn ngày lịch sử - ngày 6/1/1946 đi bỏ phiếu bầu cử ĐBQH.

Ngày hội bầu cử là ngày chọn mặt gửi vàng

Đã 75 năm trôi qua, song từng câu, từng chữ trong “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ phiếu” của Người vẫn mang đậm tính thời sự cho cuộc bầu cử lần này.

Cuộc bầu cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 có ý nghĩa vô cùng to lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta. Mỗi cử tri hãy tự giác và chủ động tham gia bầu cử, lựa chọn và bầu ra những người thật xứng đáng nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân. Kết quả của cuộc bầu cử sẽ góp phần quan trọng vào việc phát huy dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ, đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và bền vững đất nước, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Ngày hội bầu cử là ngày chọn mặt gửi vàng. Trách nhiệm và quyền lợi qua mỗi tấm lá phiếu cử tri về bầu cử ĐBQH và HĐND như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: “Lá phiếu của người cử tri tuy khuôn khổ nó bé nhỏ, nhưng giá trị của nó thì vô cùng to lớn. Nhân dân ta đã trải qua biết bao gian khổ, hy sinh biết bao xương máu trong cuộc cách mạng đánh đổ thực dân và phong kiến mới giành được nó. Nó chứng tỏ chế độ dân chủ và tự do của Nhà nước ta và quyền làm chủ thực sự của mỗi người công dân ta. Vì vậy, đi bỏ phiếu vừa là quyền lợi quý báu, vừa là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người cử tri. Phải đi bỏ phiếu để tự mình lựa chọn những người xứng đáng thay mặt cho mình trong Quốc hội”.

NGUYỄN VĂN THANH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời giải quyết vướng mắc cho cán bộ, nhân viên
Kịp thời giải quyết vướng mắc cho cán bộ, nhân viên

Ngày 21/2, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức đối thoại dân chủ với cán bộ, nhân viên Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP. Huế nhằm kịp thời lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc, khó khăn trong cán bộ, chiến sĩ để có hướng lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, giữ vững sự đoàn kết, thống nhất trong lực lượng.

Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19
Việt Nam - Tấm gương phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19

Theo các chuyên gia quốc tế, các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể tự chúc mừng chính mình về thành tích kinh tế xuất sắc mà quốc gia đã đạt được trong năm 2022. Nhiều khả năng, Việt Nam sẽ kết thúc năm với tư cách là nền kinh tế hoạt động tốt nhất ở châu Á, phần lớn là nhờ khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022
Điểm mặt một số sự kiện nổi bật trong năm 2022

2022 được nhận định là một năm với nhiều sự kiện bất ngờ, khi nước Anh mất đi một Nữ hoàng và Nhật Bản cũng mất đi một Cựu Thủ tướng, thiên nhiên cũng một lần nữa tự chối bỏ qua cho loài người. Bên cạnh đó, 2022 cũng là một năm xung đột ở châu Âu.