Thứ Ba, 20/11/2018 15:33

Dịch chuyển nghề trong mùa dịch

Ngoài những người may mắn có công việc ổn định thì không ít người đang lâm cảnh thất nghiệp hoặc buộc phải xoay chuyển sang nghề mới để kiếm sống.

Đại dịch ngày càng thu hẹp cơ hội việc làm của phụ nữĐồng hành cùng người lao động vượt qua đại dịchTạo nghề cho lao động thất nghiệp

Nhiều người tạm dịch chuyển sang những ngành nghề ít chịu ảnh hưởng do dịch, trong đó có nghề giao hàng

Khi một số thôn của huyện Phú Lộc và Phong Điền thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, cuộc sống, công việc một số gia đình bị đảo lộn.

Tính đến ngày 19/5, toàn tỉnh có 3.884 trường hợp cách ly tại các cơ sở tập trung, cơ sở y tế và nơi lưu trú. So với trước đó 1 ngày là ngày 18/5, toàn tỉnh có 5.564 trường hợp cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung, cơ sở y tế và nơi lưu trú. Chỉ tính riêng số người cách ly tập trung và cơ sở y tế gần cả nghìn người thì những trường hợp này gần như đều mất hơn 3 tuần phải tạm ngưng việc, mất thu nhập hoàn toàn, nhất là những trường hợp làm công ăn lương hay lao động tự do.

Ngoài những người may mắn khi làm công việc ổn định, không bị tác động bởi đại dịch COVID-19 thì một số người lâm cảnh thất nghiệp, buộc phải xoay chuyển sang nghề mới.

Qua các đợt dịch bùng phát, ngành du lịch, dịch vụ, vận tải, làm đẹp... được cho là điêu đứng nhất, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chị Kim Liên, nhân viên Khách sạn Asia, TP. Huế phải tạm nghỉ việc nhiều tháng liền. Thời gian này, để đảm bảo thu nhập chi tiêu cho gia đình, lo tiền ăn, tiền học cho 2 con, chị Liên phải làm nghề "chân chạy". Vừa chạy bàn, ship đồ uống cho một quán cà phê ở đường Dương Văn An, TP. Huế, chị Liên còn tranh thủ thời gian nửa ngày còn lại cùng với hội bạn gói các loại bánh: nậm, lọc, ít... phục vụ khách địa phương cũng như đóng hàng chuyển đi TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội, Nghệ An... 

Nhiều người dự tính sẽ tiếp tục hành trình tìm việc làm mới sau khi dịch được kiểm soát

Dịch bùng phát, Ngô Nhật, ở phường Thủy Dương, TX. Hương Thủy phải nghỉ việc tại đơn vị đang thi công sân gôn ở Thủy Dương do đơn vị này ngưng hoạt động vì dịch. Thế là Nhật tận dụng xe máy có sẵn và trang bị thêm mũ bảo hiểm, khẩu trang y tế, mũ chống tia bắn giọt chuyển sang nghề chạy grab kiếm sống. Công việc tuy bấp bênh, nhưng bình quân một ngày làm vài "cuốc" thồ, Nhật kiếm được khoảng 200 nghìn đồng. So với thời buổi hiện nay, khoản thu nhập này cũng tạm ổn để "đắp đổi qua ngày".

Là nhân viên một trường mầm non tư thục trên địa bàn TP. Huế, Trần Nguyên Tùng, ở Phú Mậu, Phú Vang cũng phải xoay việc vì nhà trường tạm nghỉ trông trẻ vì dịch. Có nghề "tay trái" về y tế, Nguyên Tùng đăng ký tăng giờ làm tại một phòng khám tư nhân và nhận bán, giao hàng online để bù lại thời điểm thất thu từ nghề chính.

Chị Phan Thu Anh, hướng dẫn viên du lịch cũng ở nhà phụ mẹ nhận gói bánh chưng và kiêm luôn shipper kể từ đầu mùa dịch COVID-19 bùng phát vào năm ngoái. Xem như 2 năm hành nghề thất bát, chị Thu Anh đành "chen chân" vào nghề gói bánh chưng gia truyền của ba mẹ để kiếm đôi ba đồng trang trải chi tiêu trong gia đình.

Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, trên địa bàn tỉnh có hơn 7.500 người mất việc. Đây chỉ là con số thống kê được từ nguồn lao động có ký hợp đồng lao động chính thức. Nếu tính thêm số lao động phi chính thức bị mất việc, giảm việc, thất nghiệp chắc chắn sẽ cao hơn nhiều. Kể cả qua 4 lần dịch bùng phát, trường hợp giảm việc, giãn việc, giảm thu nhập có lẻ phải đến con số ở hàng chục nghìn người. 

 

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Giảm nghèo thực chất  bền vững
Giảm nghèo thực chất & bền vững

Để trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, mục tiêu đặt ra của tỉnh là phải giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 2% và phải giảm nghèo bền vững.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân
Đào tạo nghề và tạo việc làm cho nông dân

Từ các lớp đào tạo nghề, chuyển giao kỹ thuật sản xuất do Trung tâm Hỗ trợ nông dân (TTHTND) thuộc Hội Nông dân tỉnh tổ chức, nhiều nông dân biết cách làm ăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Những việc làm ý nghĩa của Đại đức Thích Hồng Nghĩa
Những việc làm ý nghĩa của Đại đức Thích Hồng Nghĩa

“Phải luôn sống hướng thiện, dấn thân để cứu đời và lấy việc phụng sự chúng sanh làm mục đích trên con đường hành đạo”, Đại đức Thích Hồng Nghĩa, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam huyện Phú Lộc, Đại biểu HĐND huyện, Trú trì chùa Chánh Giác Diêm Phụng, xã Vinh Hưng (Phú Lộc) bộc bạch tâm nguyện khi trò chuyện với chúng tôi.