Thứ Hai, 25/06/2012 13:16

Tín hiệu vui của cờ vua Huế

Không quá khi cho rằng, thể thao Thừa Thiên Huế không đạt chỉ tiêu (4-7 HCV) tại ĐH TDTT toàn quốc lần VII-2014 một phần do sự vắng mặt của các VĐV cờ vua, nhất là 2 nữ kỳ thủ Như Ý và Kim Phụng.

Kể từ khi 2 nữ kỳ thủ nói trên đầu quân cho Bắc Giang cuối năm 2011, thành tích của thể thao Huế nói chung và cờ vua nói riêng không còn như trước. Những tấm huy chương ở các đấu trường quốc gia, quốc tế môn cờ vua ít hẳn đi. Và việc thiếu vắng 2 mũi chủ công kéo theo hệ lụy là cờ vua Huế vắng mặt ở ngày hội TDTT lớn nhất đất nước mới vừa kết thúc.

Tuy được xem là một VĐV rất triển vọng nhưng Hoàng Mai (ảnh) cần thêm thời gian để có thể "ngang cơ" với các đàn chị của mình

Tham dự ĐH với vai trò trọng tài, nhìn học trò (cũ) của mình thi đấu với màu cờ sắc áo của địa phương khác khiến HLV Bảo Tài có đôi chút chạnh lòng. Nhưng thể thao chuyên nghiệp là phải như vậy. Sau sự ra đi của Như Ý, Kim Phụng, Huế vẫn có lực lượng tiếp bước nhưng thời điểm này chưa phải lúc để các em có thể “ngang cơ” với đàn chị của mình.

Không như những bộ môn khác, tuổi “thọ” và phong độ của VĐV cờ vua khá dài, thậm chí “gừng càng già càng cay”. Hiện trong tay HLV Bảo Tài vẫn có một số VĐV trẻ rất triển vọng, điển hình là Thùy Linh (17 tuổi, KTQT) hay Hoàng Mai (13 tuổi, KTQG). Nhưng “chim non mới ra ràng” khó có thể “tay bo” với những kỳ thủ tròm trèm mươi mười lăm chinh chiến tại các đấu trường đỉnh cao như Phụng, Ý hay Trâm. Và để ghi dấu ấn của mình tại những giải đấu đẳng cấp, Thùy Linh và Hoàng Mai còn phải qua trui rèn với khoảng thời gian khá dài, có thể đến ĐH 2018, có thể hơn.

Nhưng nói như vậy không có nghĩa trong thời gian chờ đợi sự trưởng thành của lứa kế cận, cờ vua Huế “giữ nguyên vị trí” như một, hai năm qua. Kết thúc ĐH 2014, Như Ý, Kim Phụng đã đánh tiếng sẽ về lại quê nhà sau thời gian khoác áo Bắc Giang. Đây là tín hiệu vui bởi quả thật, cờ vua Huế đang cần những đầu tàu để vực dậy thành tích của mình, HLV Bảo Tài cho biết.

Có người cho rằng, do Bắc Giang chỉ ký hợp đồng ngắn hạn và chủ yếu chỉ để tập trung cho ĐH 2014 nên khi hết hợp đồng, Như Ý, Kim Phụng đành phải hồi cố hương. Suy nghĩ này hoàn toàn sai. Nếu như trước ĐH, Như Ý nhận lương từ Bắc Giang khoảng 18 triệu/tháng, Kim Phụng từ 12-15 triệu/tháng thì sau ĐH, Bắc Giang vẫn sẵn sàng bỏ ra 10-12 triệu/tháng để giữ chân 2 nữ kỳ thủ này chứ không phải “hết xôi rồi việc”, không có nơi nào để đi.

Nếu không có gì trở ngại thì 2015 hoặc 2016, Ý và Phụng lại sẽ khoác áo Thừa Thiên Huế với mức lương khoảng 8-10 triệu đồng/tháng. Điều đáng nói, đây là số tiền mà tỉnh, ngành chấp nhận được cũng như là mong muốn của Như Ý, Kim Phụng khi đặt bút ký hợp đồng, HLV Bảo Tài khẳng định.

Bài, ảnh: Hàn Đăng
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.