Thứ Hai, 17/12/2018 06:54

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Sau khi Đài truyền hình Việt Nam phát trực tiếp buổi lễ ra mắt, Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 của Chính phủ đã có hàng triệu lượt người hưởng ứng, nhưng một số tổ chức phản động, hãng truyền thông thiếu thông tin đã có luận điệu chỉ trích, chê bai và bình luận thiếu thiện chí.

ĐH Huế vận động 500 triệu đồng ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch COVID-19Hơn 3 tỷ đồng ủng hộ cho công tác phòng, chống dịch COVID - 19

Đại diện Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh tiếp nhận ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng COVID-19. Ảnh: Minh Nguyên

Chúng đưa luận điệu cho rằng, Nhà nước Việt Nam tuyên bố chăm sóc sức khỏe nhân dân nhưng lại đưa ra “chiến dịch quyên góp” của dân. Chính phủ tuyên bố không thiếu tiền, chi miễn phí xét nghiệm, cách ly, điều trị nhưng đến nay đã quá “kiệt quệ” nên phải “moi” tiền trong túi dân. Tổ chức Việt Tân còn lớn tiếng yêu cầu Nhà nước “phải lo cho dân” chứ không phải hô khẩu hiệu “vì dân” nhưng lại bòn rút tiền của dân. Chúng còn xuyên tạc Nhà nước “đọc lệnh” bắt buộc các doanh nghiệp phải móc “hầu bao” góp quỹ cho Nhà nước. Có chức sắc tôn giáo còn phê bình bề trên của mình ủng hộ tiền là “giao trứng cho ác”, sẽ “hao hụt” khi đã vào túi Nhà nước...

Thực tế cho thấy, dịch COVID-19 hết sức nguy hiểm, lan tràn hầu hết các quốc gia trên thế giới. Liên Hiệp quốc đã cảnh báo từ rất sớm, kêu gọi các nước chủ động, khẩn trương khống chế dịch và là một trong những vấn đề nóng của cộng đồng quốc tế trong thời điểm hiện nay.

Việt Nam đã chủ động đặt ra nhiệm vụ cấp bách từ khi có thông tin về dịch COVID-19 và xác định chủ trương phòng, chống kịp thời. Cho đến thời điểm này, dịch bệnh đang “tấn công” ác liệt nhiều nước và Việt Nam đang gánh chịu đợt dịch thứ 4 với tốc độ lây lan nhanh, nguy hiểm. Bộ Y tế, Chính phủ đề ra nhiều biện pháp chống dịch, nhưng có tính quyết định nhất là phải có vắc-xin mới hy vọng miễn dịch cộng đồng.

Năm 2020, Chính phủ đã chi gói an sinh xã hội chưa có tiền lệ với 62.000 tỉ đồng, chi hàng trăm tỉ đồng hỗ trợ vốn, giãn nợ cho doanh nghiệp và những khoản tài chính lớn cho phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Dù hiện nay ngân sách đã có “của ăn của để”, nhưng muốn phát triển bền vững thì cần phải có dự phòng quốc gia, chi cho những yêu cầu phát sinh trong tình hình đang còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp. Cho nên, hình thành Quỹ vắc- xin phòng COVID-19 là chủ trương đúng đắn, có tính nhân văn cao.

Cần phải khẳng định Đảng, Nhà nước chủ trương chống dịch từ rất sớm với phương châm “chống dịch như chống giặc”. Tiếp cận nguồn nhập khẩu, sản xuất vắc-xin để tiêm phòng miễn phí cho toàn dân là một giải pháp mang tính chiến lược đẩy lùi dịch bệnh. Tại Đại hội XIII, Đảng đã đưa ra thảo luận và quyết nghị: “Tập trung kiểm soát đại dịch COVID-19, tiêm chủng đại trà vắc- xin COVID-19 cho cộng đồng”, xem đây là một trong 6 giải pháp lớn sau Đại hội.

Đó là chủ trương đúng đắn, đầy trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong điều kiện kinh tế đất nước còn khó khăn. Việt Nam nằm trong số không nhiều nước trên thế giới sớm có chủ trương tiêm vắc-xin COVID-19 đại trà cho toàn dân. Trong thời điểm hiện nay, thực hiện “mục tiêu kép” vừa kiểm soát dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước vẫn phải dự phòng cho mục tiêu xa hơn.

Chúng ta đang chống dịch bằng nguồn lực, cách làm và truyền thống đoàn kết của người Việt Nam được cả thế giới ghi nhận, đánh giá cao. Để có được nguồn tài chính lớn cho phòng, chống dịch rất cần có sự chung tay của toàn xã hội, của những tấm lòng nhân ái, hảo tâm.

Theo tính toán của ngành y tế thì Việt Nam cần khoảng 150 triệu liều vắc-xin tiêm miễn phí cho người dân, kinh phí ước tính khoảng 25.000 tỉ đồng. Trong khi đó, đại dịch COVID-19 có thể còn kéo dài, dễ phát sinh những biến thể mới, lây lan nhanh, nguy hiểm hơn. Tiêm phòng cho toàn dân đã là nhiệm vụ khó khăn, chưa kể có thể còn phải tiêm nhắc lại, tiêm định kỳ như các loại dịch bệnh khác nên nguồn tài chính huy động là không hề nhỏ. Cho nên huy động sức dân chung tay với Nhà nước là giải pháp căn cơ, bền vững, có lý, có tình.

Chính phủ kêu gọi chung sức đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng COVID-19  lần này cũng là chuỗi những hoạt động nhân ái vì cộng đồng như đã từng phát động. Chúng ta đã nhiều lần tổ chức quyên góp cho từ thiện, giúp đỡ người nghèo, những thiệt hại do thiên tai bão lụt gây ra... cũng đã được các đoàn thể và toàn dân hưởng ứng nhiệt tình, đầy trách nhiệm.

Truyền thống “tương thân, tương ái” của dân tộc Việt Nam đã có từ ngàn xưa, tinh thần đoàn kết, hỗ trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn đã tạo nên sức mạnh. Truyền thống đó càng được lan tỏa sâu rộng mỗi khi đất nước gặp khó khăn, trong đại dịch COVID-19 lần này không phải là ngoại lệ.

Thời điểm này, không gì quý hơn là mỗi người chung tay cùng đóng góp, thể hiện lòng yêu nước thương nòi bằng những nghĩa cử đơn giản và có trách nhiệm.

NGUYỄN AN HÒA

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy
Việt Nam góp phần thúc đẩy mối quan hệ hợp tác ASEAN-Italy

Ngày 202/, Ủy ban ASEAN tại Rome (ACR), dưới sự chủ trì của Chủ tịch ACR, Đại sứ Việt Nam tại Italy Dương Hải Hưng đã tổ chức một số cuộc họp với các đối tác quan trọng tại Italy để thảo luận một số đề xuất và dự kiến hợp tác trong thời gian tới.