Thứ Tư, 02/01/2019 07:00

Nhiều chương trình, sản phẩm thu hút khách nội tỉnh

Du lịch Huế đã tái khởi động bằng kích cầu khách nội tỉnh. Để chủ động thu hút khách, các doanh nghiệp vừa có nhiều chương trình khuyến mãi, kích cầu mới.

Tận dụng cơ hội hợp tác, thu hút khách đến HuếTriển khai bộ quy tắc ứng xử văn minh du lịch trong trạng thái bình thường mớiTăng quảng bá, thêm cơ hội thu hút khách đến Huế

Tour mặc áo dài ngũ thân tham quan TP. Huế là một sản phẩm có thể khai thác khách nội tỉnh (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4)

Ưu đãi dành cho người Huế

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh, đây là thời điểm để những chương trình kích cầu dành riêng cho người Huế “tung” ra thị trường. Thời gian qua, đã ghi nhận sự cố gắng rất lớn từ phía các doanh nghiệp để có những chương trình, gói kích cầu mới, khơi lại “nhịp đập” của du lịch Cố đô.

Mạnh mẽ nhất vẫn là ở các điểm nghỉ dưỡng, các resort ven biển và đồi núi. Dòng sản phẩm chủ lực được xác định sẽ thu hút khách trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay. Tại Laguna Lăng Cô, vừa đạt được giải thưởng “Travellers Choice Best” cho hạng mục top 25 khách sạn tốt nhất Việt Nam 2021 bởi TripAdvisor, nên resort này có chương trình ưu đãi với mức giá 999 nghìn đồng/khách (khu Angsana) và không phụ thu vào cuối tuần.

Ông Glen Cook, Tổng Giám đốc Vùng khu nghỉ dưỡng Laguna Lăng Cô chia sẻ, Huế đang rất an toàn, hơn một nửa lao động của resort đã vừa được tiêm vaccine phòng COVID-19 (300 lao động). Có thể khẳng định, việc đảm bảo an toàn khi khai thác du lịch đã chuyển sang một giai đoạn chủ động hơn. Đó là lý do mà resort đang và sẽ tiếp tục có những chương trình mới, hấp dẫn để tri ân khách hàng, cũng là tăng khả năng thu hút khách, trước mắt là nội tỉnh, sau đó là nội địa và kế hoạch dài hơi là dòng khách quốc tế.

Tại các resort nghỉ dưỡng khác như Làng Hành Hương, khi khách đặt vé bơi được tặng ăn tối, hoặc trà chiều đối với khách không lưu trú qua đêm; nếu khách chọn lưu trú sẽ có chương trình đặt vé bơi với mức giá 490 nghìn đồng/vé, được tặng phòng lưu trú và ăn tối khi đặt 2 vé. Tại Alba Thanh Tân là chương trình kỳ nghỉ dưỡng an toàn 5 sao và chăm sóc sức khỏe thân tâm với mức giá 2 triệu đồng/phòng/đêm. Gói nghỉ dưỡng đã bao gồm ăn tối, ăn sáng, tắm onsen, chơi zipline, thăng bằng trên dây highwire, xe đưa đón 2 chiều tại trung tâm TP. Huế và resort…

Tại các điểm du lịch vui chơi, nghỉ dưỡng sinh thái Bạch Mã Village, Yes Huế Eco cũng đã đồng loạt khai thác trở lại sau gần 2 tháng tạm dừng hoạt động. Bên cạnh ưu đãi giảm 20 – 30% giá dịch vụ, các điểm còn có xe đưa đón tại thành phố, tăng thêm giải pháp thu hút du khách lựa chọn sử dụng dịch vụ.

Cùng với đó, Hue Lotus Homestay (78 Minh Mạng, TP. Huế) đã bắt đầu mở các dịch vụ trải nghiệm hè đối với học sinh, phụ huynh trở lại và đã có tour đầu tiên. Chị Dương Thị Thúy Hằng, chủ Hue Lotus Homestay cho hay, đang áp dụng chương trình 170 nghìn đồng/khách khi đến tham gia tìm hiểu văn hóa – lịch sử, trải nghiệm làng nghề kết hoa, làm bánh, trồng trọt, chăn nuôi...

Gần hơn, Khách sạn Saigon Morin vừa giới thiệu chương trình ưu đãi chỉ từ 749 nghìn đồng/phòng, áp dụng cho người dân sống trong tỉnh. Giúp khách trong tỉnh chọn nghỉ dưỡng an toàn tại địa phương mà vẫn tận hưởng đầy đủ các dịch vụ tiện nghi. Chương trình áp dụng từ nay đến 30/9/2021; tại Khách sạn Silk Path Grand Huế cũng có chương trình mới là trải nghiệm một ngày hè thú vị với hồ bơi vườn nhiệt đới xanh mát, phòng nghỉ sang trọng cùng nhiều góc “check in” đẹp lung linh, với giá 495 nghìn đồng/người/ngày, áp dụng từ 9h sáng đến 18h tối mỗi ngày). Chương trình áp dụng đến 31/7/2021.

Du lịch đầm phá là dòng sản phẩm có thể thu hút được khách nội tỉnh (Ảnh chụp trước khi bùng phát đợt dịch lần thứ 4)

Cần đa dạng sản phẩm hơn nữa

 Nhìn vào thực tiễn khai thác khách nội tỉnh từ khi dịch bệnh bùng phát đến nay, một điều được nhận thấy là các dịch vụ, sản phẩm phần lớn được tập trung khai thác ở những điểm đến xa thành phố, các điểm nghỉ dưỡng. Các dịch vụ gắn với di sản, văn hóa, ẩm thực, sông Hương... gần như không được quan tâm nhiều để khai thác khách nội tỉnh. Rõ ràng, cần có một đánh giá nhanh và kế hoạch mới, đồng bộ hơn nữa để người Huế tham quan, khám phá, trải nghiệm văn hóa - di sản, ẩm thực đa dạng của Huế bằng những sản phẩm, dịch vụ phù hợp. Với khoảng 1,3 triệu dân, dám chắc sẽ còn rất nhiều người trong tỉnh chưa một lần tham quan di sản, nghe ca Huế.

Ông Đinh Mạnh Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh đánh giá, các giải pháp kích cầu khách nội tỉnh chưa đẩy mạnh ở trung tâm thành phố. Người ở thành phố đi du lịch ngay giữa thành phố nghe có vẻ không hợp lý, nhưng đang là xu hướng mới. Ở các thành phố lớn, mô hình du lịch trải nghiệm dịch vụ đẳng cấp dịp cuối tuần, dành riêng cho khách nội đô là giải pháp giúp các khách sạn hoạt động ổn định. Hiện, một số khách sạn ở trung tâm TP. Huế đã có những chương trình để bắt nhịp xu hướng này.

Chủ tịch Hiệp hội Du lịch tỉnh cho rằng, cùng với sự chủ động của doanh nghiệp, Nhà nước cũng cần có những chính sách kịp thời để doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong khai thác. Về các giải pháp thu hút khách, cần một chiến lược “Người Huế đi du lịch Huế” có tính quy mô, đồng bộ. Hiện phía hiệp hội đang nghiên cứu và sớm khai thác tour mới, ban ngày trải nghiệm các dịch vụ mới ở biển, đầm phá, buổi tối trở lại thành phố và thưởng thức một bữa “cơm vua”. Sau đó thưởng thức ca Huế trên sông Hương, tối ngủ tại khách sạn cao cấp…

Theo Hiệp hội Du lịch tỉnh, để thu hút khách nội tỉnh, giá dịch vụ sẽ là mấu chốt. Các doanh nghiệp tham gia khai thác tour sẽ cùng thực hiện một chiến lược kinh doanh không lợi nhuận, các chi phí được thu từ khách sẽ để duy trì hoạt động và tạo việc làm cho người lao động.

Ông Trần Hữu Thùy Giang, Phó Giám đốc Sở Du lịch cho biết, để khai thác khách nội tỉnh an toàn, các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì bộ tiêu chí an toàn mà tỉnh đã công bố. Ngành sẽ tiếp tục hỗ trợ tối ưu hóa thị trường, từ đó định hướng những sản phẩm phù hợp; tiếp tục định hướng, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch đang có. Đặc biệt là ưu tiên tiêm vaccine cho lao động trong ngành du lịch, từ 4.000 lao động hiện nay, lên 7.000 lao động.

Bài, ảnh: Quang Sang

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả
Dự án liên quan chương trình giảm phát thải mang lại nhiều hiệu quả

Sáng 22/2, Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung, Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế phối hợp các đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức hội thảo tổng kết dự án “Thúc đẩy sự tham gia hiệu quả của cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) trong thực hiện, giám sát và đánh giá Chương trình Giảm phát thải (ER-P)”.

Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt
Sản phẩm mới của Prudential lọt TOP 10 sản phẩm - dịch vụ tin dùng của năm chỉ sau bốn tháng ra mắt

Tại sự kiện trao giải diễn ra vào tháng 12/2022, PRU-Thiết Thực – sản phẩm bảo hiểm mới nhất của Prudential Việt Nam đã đạt TOP 10 Sản phẩm – Dich vụ tin dùng Nhóm ngành Ngân hàng - Tài chính – Bảo hiểm trong Top 100 Sản phẩm – Dịch vụ tin dùng. Chỉ sau 4 tháng ra mắt, sản phẩm đã nhanh chóng được thị trường đón nhận, ghi dấu cho những nỗ lực không ngừng nghỉ để cải tiến sản phẩm, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng của Prudential Việt Nam.

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế
Xúc tiến mở các đường bay nội địa và quốc tế thu hút du khách đến Huế

Năm 2023, du lịch Thừa Thiên Huế phấn đấu đón khoảng 3 - 3,5 triệu lượt khách, trong đó khách nội địa chiếm khoảng 70 - 80%; tổng doanh thu khoảng 6.000 - 7.000 tỷ đồng. Với những tiềm năng về du lịch thì việc đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng dịch vụ là điều quan trọng nhất. Trong đó đáng chú ý là việc xúc tiến mở đường bay nội địa, quốc tế sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho ngành du lịch phát triển.