Thứ Hai, 15/04/2019 14:02

Cha mẹ cần biết những điều này khi cho trẻ từ 12-17 tuổi đi tiêm vắc xin phòng COVID-19

Sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vắc xin nên cha mẹ cần lưu ý theo dõi trẻ.

Đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng COVID-19Khẩn trương hoàn thành tiêm 350.000 liều vắc-xin Verocell trước 20/10Vắc-xin Covid-19 cho trẻ em: Tiêm ngay nhưng cần an toànCử tri mong đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin cho người dân

Ảnh minh họa

BS Phạm Quang Thái - Trưởng văn phòng tiêm chủng miền Bắc, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, cho biết việc sàng lọc những trường hợp trẻ có bệnh nền, có tiền sử dị ứng, phản vệ với thuốc, vắc xin hay bất kỳ dị nguyên nào khác trước khi tiêm vắc xin là rất quan trọng. Tinh thần chung là tất cả các loại vắc xin đều phải thận trọng, không riêng vắc xin COVID-19.

Ngoài ra, sau tiêm vắc xin COVID-19 có thể có triệu chứng bất thường nhưng trẻ em thường hiếu động, không để ý dấu hiệu sức khỏe sau tiêm như người lớn. Bản thân các em cũng không nghĩ những bất thường đó có nguyên nhân do vắc xin.

“Khi tiêm vắc xin, cơ thể tiêu thụ năng lượng rất lớn khiến bản thân bị mệt. Nếu thêm việc vận động mạnh, chạy nhảy quá mức thì cơ thể càng mệt hơn. Vì thế khi đưa trẻ đi tiêm vắc xin COVID-19 về, người lớn phải dặn dò, hạn chế hoạt động của trẻ để kiểm soát, phát hiện sớm các bất thường về tình trạng sức khỏe” - BS Thái nói.

Người được tiêm chủng tự theo dõi sau tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19 trong thời gian 28 ngày sau tiêm chủng, đặc biệt trong vòng 7 ngày đầu, khi trẻ có các dấu hiệu này sau tiêm vắc xin, cha mẹ cần liên hệ y tế ngay:

- Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi

- Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da

- Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó

- Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật

- Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất

- Đường tiêu hóa dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy

- Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái

- Toàn thân: Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường; Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn; Sốt cao liên tục trên 39 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Theo Tiền phong

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu
Ngành Y tế tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là khu vực cửa khẩu

Thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 27/1/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Bộ Y tế đã tổ chức các đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Bộ là trưởng đoàn, đi kiểm tra công tác phòng, chống, giám sát dịch bệnh, nhất là tại các cửa khẩu để phát hiện sớm, xử lý kịp thời các trường hợp nghi ngờ, trường hợp mắc COVID-19; bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp lễ hội Xuân 2023 và khám chữa bệnh, bảo vệ sức khỏe Nhân dân tại một số địa phương trọng điểm.

Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội
Sớm có quy định cho trẻ em khi tham gia mạng xã hội

Trong thời đại 4.0, internet và mạng xã hội (MXH) xuất hiện phổ biến hơn với trẻ em, góp phần hỗ trợ trẻ cả về mục đích giáo dục và giải trí. Tuy nhiên, MXH cũng là nơi tiềm ẩn nhiều mối nguy cho trẻ.