Thứ Ba, 04/06/2019 17:57

Chuyển đổi số trong nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn từ cơ sở toán – tin học ứng dụng

Ngày 4/12, Hội thảo Toán - Tin ứng dụng trong Chuyển đổi số nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn do Trung tâm UNESCO về Toán, Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam, Hợp tác xã Nông nghiệp số và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức tại hai đầu cầu Hà Nội và TP. Huế.

Lấy người dân làm trung tâm trong công tác chuyển đổi sốTìm giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và cùng phát triển

Ngành nông nghiêp nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi số trong cuộc cách mạng 4.0 

Đây là diễn đàn khoa học với mục đích giới thiệu các kết quả nghiên cứu khoa học điển hình về ứng dụng toán và tin học trong định hướng chuyển đổi số (CĐS) các ngành và lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm và phát triển nông thôn.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh nhấn mạnh, nông nghiệp là một trong những lĩnh vực được ưu tiên thực hiện CĐS của tỉnh giai đoạn 2021-2025. Đến nay có nhiều doanh nghiệp/HTX tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ số phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra nhiều nông sản chất lượng cao. Một số sản phẩm nông nghiệp, hàng hóa chủ lực đã và đang được các HTX đầu tư, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, tăng nhanh về quy mô, chất lượng và sức cạnh tranh, hướng đến phát triển bền vững.

Nhiều sản phẩm, đặc sản có chất lượng cao, mang hương vị đặc trưng và thương hiệu của địa phương như: thanh trà Huế; tinh dầu tràm Huế, sen Huế... Tuy nhiên, các mô hình sản xuất vẫn mang tính nhỏ lẻ, hiệu quả chưa cao và thiếu liên kết chuỗi giá trị, chưa khai thác được hết tiềm năng, lợi thế về đa dạng sinh học của vùng đất Thừa Thiên Huế.

“Trong xu thế CĐS hiện nay, cần có nguồn nhân lực chất lượng cao am hiểu về công nghệ thông tin, đặc biệt được đào tạo sâu về chuyên ngành toán - tin. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội và khoa học công nghệ, vai trò của toán học và tin học cũng như nhu cầu nhân lực ngành toán-tin ngày càng gia tăng”- Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh.

Theo ông Lê Anh Hoàng - Giám đốc HTX Nông nghiệp số: “Chúng ta hay cho rằng vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là việc của các nhà khoa học nông nghiệp mà quên rằng đó là các vấn đề hội tụ, là các hàm nhiều biến, nhiều phương trình và việc cùng thiết lập bài toán với nhau trên cơ sở tri thức ngành mới tìm ra được đáp số tốt nhất”.

Do đó, toán học và tin học chuyên ngành vô cùng quan trong của một đất nước trong kỷ nguyên 4.0 và không xa là 5.0, nó phải được hoà quyện với những lĩnh vực khoa học thường thức như nông nghiệp, sinh học, tài nguyên đất, nước, rừng… thì mới khai thác tối ưu được “nguyên khí” và “tài nguyên” của Việt Nam.

Hội thảo đặt ra cho ngành nông nghiệp nói chung và của Thừa Thiên Huế nói riêng những nhu cầu trong việc CĐS của nông nghiệp, thực phẩm và quan trọng là những giải pháp về nông nghiệp số thông minh; ngành nông nghiệp Thừa Thiên Huế sẽ thu về được những kiến thức, kinh nghiệm bổ ích cũng như những cơ hội hợp tác về CĐS trong tương lai, đóng góp tích cực vào quá trình CĐS của quốc gia.

Phát biểu bế mạc hội thảo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Mình khẳng định, các hoạt động của CĐS đã được thể chế hoá qua các Nghị quyết của Đảng, Quyết định của Thủ tướng, các Bộ, ngành, địa phương cũng đã vào cuộc sâu rộng. Một số mô hình hay về CĐS đối với các trục Chính phủ số, Kinh tế số và Xã hội số đã được đúc rút, tuy nhiên vẫn thiếu các “nền tảng thực thụ” là nền tảng tri thức ngành. Cần tận dụng những giá trị tốt đẹp của tiến trình này nhằm đưa toán học và tin học vào thực tiễn các lĩnh vực kinh tế-xã hội của đất nước.

Đây là dịp để các bên giải quyết những bài toán mà ngành nông nghiệp đang còn gặp phải, ứng dụng công nghệ vào việc thống kê, phân tích, dự báo để tiến tới xây dựng nền nông nghiệp hiện đại “nông nghiệp 4.0”, góp phần vào việc phát triển KT-XH của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tin, ảnh: Thái Bình

 

 

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.