Thứ Tư, 24/07/2019 15:10

Tư vấn sinh kế cho lao động khó khăn về từ vùng dịch

Đến nay, toàn tỉnh có trên 57 ngàn người di cư trở về địa phương do đại dịch COVID-19. Để ổn định tâm lý, đời sống cho những đối tượng này, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tư vấn di cư an toàn và sinh kế cho người lao động khó khăn từ vùng dịch phía nam trở về.

Được đào tạo nghề, lao động nông thôn ổn định sinh kếSinh kế ổn định từ vốn vay ưu đãiTiếp cận đa chiều để rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo

Nhiều lao động trở về quê do dịch COVID-19 được tuyển dụng vào làm việc ở các DN trên địa bàn

Trong các nhóm bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19, lao động di cư làm việc tại khu vực phi chính thức là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Họ bị ảnh hưởng, tác động của COVID-19 lên các vấn đề an sinh xã hội như việc làm, thu nhập, chỗ ở, chăm sóc y tế, kết nối xã hội… Để thích ứng trước tác động của dịch COVID-19, không còn con đường nào khác, nhiều lao động lựa chọn trở về quê, lựa chọn chuyển đổi nghề, lựa chọn cắt giảm chi tiêu...

Theo đại diện Phòng Bảo trợ xã hội - Sở LĐTB&XH, người trở về từ vùng dịch ngoài được hỗ trợ về y tế còn được Nhà nước, địa phương sát cánh hỗ trợ bằng nhiều chính sách như giải ngân gói hỗ trợ khẩn cấp của Chính phủ; hỗ trợ giải quyết việc làm, đào tạo nghề, chuyển đổi nghề..., giúp người dân vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, đảm bảo an sinh xã hội.

Mới đây, ngoài hỗ trợ trang thiết bị y tế cho tuyến đầu chống dịch, Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) Việt Nam còn hỗ trợ cho 1.000 người lao động khó khăn trở về từ các tỉnh, thành phía nam với kinh phí 1 triệu đồng/người lao động và tập huấn tư vấn sinh kế cho người dân trở về sau đại dịch. Đây là hoạt động rất ý nghĩa, giúp người lao động nghèo, khó khăn thêm ấm áp nghĩa tình trên hành trình hồi hương để sớm vượt gian khó trong cuộc tìm kiếm mưu sinh.

Trong các đợt dịch lần thứ 4, có hàng chục nghìn người từ các tỉnh, thành phía nam trở về tỉnh, trong đó có nhiều lao động rất cần việc làm. Để giúp người dân ổn định cuộc sống, tỉnh đang triển khai các giải pháp tạo sinh kế lâu dài cho người dân. Qua điều tra của ngành lao động, có khoảng 16.190 lao động có nhu cầu giới thiệu việc làm, học nghề và vay vốn để làm ăn.

Theo ông Đặng Hữu Phúc, TUV, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, để tạo sinh kế, việc làm trước mắt và lâu dài cho người dân, đơn vị đã phối hợp các cơ quan liên quan, thực hiện tổng hợp chi tiết lao động theo trình độ, nghề nghiệp cũng như nhu cầu giới thiệu việc làm, học nghề và vay vốn tạo việc làm, nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài...; đồng thời kết nối "cung - cầu" lao động với các DN trên địa bàn và ở nước ngoài để tuyển dụng, bố trí việc làm phù hợp.

Ông Lê Văn Khánh, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH MTV Sơn Hà Huế (đóng tại KCN Phú Đa - Phú Vang) cho biết, để chung sức cùng chính quyền địa phương về giải quyết việc làm cho người lao động trở về quê do ảnh hưởng dịch COVID-19, công ty đã tiếp nhận khoảng 650 công nhân vào làm việc với mức lương, thưởng và các chế độ chính sách thỏa đáng, giúp người lao động khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Ngoài giải quyết việc làm tại các DN, ngành lao động và chính quyền địa phương còn xây dựng, hỗ trợ các mô hình sinh kế như phát triển sản xuất, chăn nuôi…, gắn với mô hình giảm nghèo cho bà con nông thôn. Cũng theo định hướng việc làm của tỉnh, sau ảnh hưởng của đại dịch, người lao động trẻ cần thay đổi tư tưởng, cách làm khác. Tỉnh cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tạo điều kiện phát triển DN từ ý tưởng khởi nghiệp, vay vốn, đào tạo nghề, giải quyết việc làm; đồng thời khuyến khích lao động mạnh dạn tham gia làm việc ở nước ngoài. Vì nhu cầu và cơ hội việc làm, kỹ năng nghề nghiệp cũng như thu nhập khi làm việc ở nước ngoài rất lớn, giúp người dân thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn.

Bài, ảnh: SONG MINH

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường
Hạn chế rạn nứt lớp cấp phối vữa tô tường

Lớp cấp phối vữa tô tường là quá trình “dung hòa” hợp lý tỷ lệ cát, xi măng, nước, phụ gia (nếu có), tạo nên ngoại quan ngôi nhà. Để có một lớp vữa chất lượng, người thợ xây phải nắm được những kiến thức cơ bản trong quá trình xây tô.

Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Rà soát, đề xuất phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) vừa có văn bản gửi đến các tỉnh, thành phố đề nghị tiến hành rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Việc rà soát này để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).

Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh
Nhu cầu lao động trong ngành du lịch tăng mạnh

Đầu năm mới, nhu cầu về lao động trong ngành du lịch tăng mạnh. Nhu cầu cao, mà nguồn lao động lại không tăng thêm dẫn đến doanh nghiệp khó tuyển dụng được lao động.