Thứ Năm, 01/08/2019 11:54

Doanh nghiệp Việt khẳng định trên 'bản đồ' bán lẻ

Thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian gần đây ghi nhận đà tăng trưởng mạnh mẽ.

Thương mại truyền thống vẫn có chỗ đứng“Nóng” thị trường thịt đóng hộp trên toàn thế giớiHàn Quốc: Các cửa hàng bán lẻ đóng cửa do virus coronaDồi dào hàng tết"Bắt" siêu thị mở cửa cả ngày lễ: Bộ Công Thương muốn lo thay doanh nghiệp?Sôi động thị trường bánh kẹo Tết 2018Pháp nâng giá lương thực tối thiểu, hạn chế bán hạ giáViệt Nam nhập siêu 3,5 tỷ USD từ Thái Lan

Người tiêu dùng chọn và mua hàng tại siêu thị Vinmart (Khu đô thị Ecopark, Văn Giang, Hưng Yên). Ảnh: Phạm Kiên/TTXVN

Sự sôi động của thị trường bán lẻ Việt Nam còn thể hiện qua các thương vụ rót vốn đình đám từ các nhà đầu tư nước ngoài vào các nhà bán lẻ nội địa giàu tiềm năng.

Nếu thời điểm năm 2016, hơn 50% thị phần bán lẻ của Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài, thì đến nay doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đang chiếm khoảng 70 - 80% số điểm bán trên cả nước.

Đáng chú ý, các doanh nghiệp Việt đã có sự kết hợp với nhau để tạo dựng và khẳng định chỗ đứng trên thị trường bán lẻ. Nổi bật nhất phải kể đến thương vụ giữa hai tập đoàn Masan Group và Vingroup để trở thành 1 chuỗi sản xuất và bán lẻ lớn nhất Việt Nam.

Sự hợp tác này còn làm giảm bớt các chi phí sản xuất, bán hàng, đem lại giá bán có lợi nhất cho người tiêu dùng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Phát triển mô hình đa tiện ích

Thực tế, hiện các doanh nghiệp bán lẻ Việt đã liên kết với nhau và họ đã tìm thấy những điểm mạnh của nhau để phát triển. Đặc biệt, các doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam hiện nay đã phát triển bán hàng đa kênh theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ số.

Đồng thời, họ cũng tự phát triển sản xuất để đưa hàng hóa nông sản thực phẩm, hàng tiêu dùng đi thẳng từ sản xuất tới bán lẻ, giảm trung gian, giảm chi phí để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá trên thị trường.

Từ tháng 6/2021 đến nay, Masan Group đã khai trương 4 cửa hàng mini-mall tích hợp VinMart+, Techcombank, Phúc Long, Reddi tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh. Cùng với đó, kiosk Phúc Long cũng được tích hợp vào 176 cửa hàng WinMart+ trên cả nước. Kế hoạch 5 năm tới, Masan sẽ phát triển mạng lưới 10.000 cửa hàng tự vận hành và 20.000 cửa hàng nhượng quyền bằng cách hợp tác với những tiệm tạp hóa gia đình.

Ông Phạm Văn Thảo – Giám đốc Vận hành miền Bắc chuỗi VinMart+ cho biết: “Các cửa hàng mini mall tích hợp đa tiện ích nhận được phản hồi tốt từ người tiêu dùng. Tình hình dịch bệnh đang được kiểm soát tốt, nhiều địa phương thiết lập lại trạng thái "bình thường mới" là điều kiện thuận lợi để chúng tôi đẩy nhanh khai trương các cửa hàng mini mall tiếp theo".

Trong khi đó, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) đã đặt ra chiến lược phát huy vai dẫn đầu thị trường về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh phát triển hàng nhãn riêng để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Theo đó, đến năm 2025, Saigon Co.op sẽ mở rộng mạng lưới đạt tối thiểu 2.000 điểm bán, đảm bảo phát triển mạng lưới nhanh, mạnh để phủ kín hệ thống phân phối trên toàn quốc. Trong năm 2021, Saigon Co.op đã tăng tốc phát triển đa kênh bán hàng, phủ sóng thương hiệu khắp địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và cả nước.

Cũng là một thương hiệu bán lẻ mạnh trên thị trường, Công ty cổ phần Thế giới Di động chính thức ra mắt TopZone - chuỗi bán lẻ ủy quyền cao cấp mới nhất của Apple tại Việt Nam với hơn 2.700 điểm bán của Thế giới Di động và Điện máy Xanh. Theo đó, TopZone đặt tham vọng chiếm lĩnh thị trường bán lẻ sản phẩm Apple với kế hoạch mở từ 50 - 60 cửa hàng từ nay đến hết tháng 3/2022.

Theo các chuyên gia kinh tế, đã đến lúc các doanh nghiệp Việt cùng nhau tự tin vẽ lại bản đồ bán lẻ Việt Nam, cùng nhau hành động, làm chủ vững chắc hệ thống phân phối và sẵn sàng mở cửa rộng thuận tiện để đón hàng Việt vào phục vụ người tiêu dùng.

Liên tục hút vốn “ngoại”

Nhân viên siêu thị Co.op Mart Rạch Giá lựa chọn đồ cho khách đặt hàng trực tuyến. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN

Không chỉ thay đổi các mô hình sản xuất kinh doanh để thích ứng với đại dịch COVID-19 và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam còn tạo ra sự hấp dẫn và liên tiếp thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài. Điển hình như Tập đoàn Masan đã liên tiếp được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn trong khoảng thời gian ngắn.

Cụ thể, Masan và tập đoàn SK Group (Hàn Quốc) vừa công bố ký kết thỏa thuận mua lại cổ phần của The CrownX (nền tảng Tiêu dùng - Bán lẻ sở hữu Masan Consumer Holdings và WinCommerce) với tổng giá trị tiền mặt là 345 triệu USD. Sau Giao dịch, tỉ lệ sở hữu của Masan và SK tại The CrownX lần lượt là 85,0% và 4,9%.

Trước đó, năm 2018,  tập đoàn SK Group đã đầu tư  470 triệu USD, mua lại 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group. Đến tháng 4/2021, tập đoàn này tiếp tục đầu tư 410 triệu USD mua 16,26% cổ phần WinCommerce. Như vậy, đến nay, SK Group đã đầu tư tổng cộng gần 1,2 tỷ USD vào Masan.

Ngoài SK Group, tháng 5/2021, nhóm các nhà đầu tư; trong đó có Alibaba và Baring Private Equity Asia đã đầu tư 400 triệu USD mua lại 5,5% cổ phần The CrownX. Việc các nhà đầu tư nước ngoài liên tục rót vốn đã cho thấy tiềm năng của chiến lược “Point of Life” – “Tất cả trong một” xuyên suốt từ offline to online của Masan.

Ông Danny Le, Tổng Giám đốc của Masan Group chia sẻ: “Thỏa thuận đầu tư của SK Group đã khẳng định niềm tin vững chắc vào sự thành công của mô hình “mini-mall” trên quy mô toàn quốc. Bước tiếp theo của Masan là tăng tốc số hóa để phục vụ trọn vẹn nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng, từ sản phẩm đến dịch vụ trên cả kênh offline và online".

Khảo sát mới đây của Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chỉ ra rằng, kênh bán lẻ vẫn đang khẳng định vai trò quan trọng trong phân phối hàng hóa, kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đặc biệt, hệ thống bán lẻ hiện đại trước đây chỉ chiếm 30% nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, nhưng khi nhiều chợ truyền thống vẫn còn đóng cửa thì các chuỗi cửa hàng, hệ thống siêu thị đã và đang nỗ lực thích ứng kịp thời.

Theo chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú, bản đồ bán lẻ Việt Nam đã đến lúc được vẽ lại với việc doanh nghiệp trong nước làm chủ thị trường. Đáng chú ý, các doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay đều chú trọng đến việc phát triển đa kênh, đồng thời tự phát triển từ sản xuất đến bán lẻ hoặc liên kết cùng nhau, đưa được sản phẩm thẳng từ nhà máy đến tận tay người tiêu dùng, giúp giá thành thấp hơn và nâng cao năng lực cạnh tranh tốt hơn.

Theo Tin tức TTXVN

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức
Thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn của Đức

Chiều 23/2, tại Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC), Chương trình “Đổi mới đào tạo nghề Việt Nam”- GIZ phối hợp với HueIC tổ chức hội nghị thành lập Hội đồng tư vấn nghề Cơ điện tử theo tiêu chuẩn CHLB Đức tại Thừa Thiên Huế. Hội nghị có sự góp mặt của đại diện 16 doanh nghiệp (DN) có nhu cầu nguồn nhân lực ngành Cơ điện tử đến từ nhiều tỉnh, thành trong cả nước và các giảng viên chuyên ngành Cơ điện tử tại HueIC.