Thứ Hai, 19/08/2019 06:30

Giúp học sinh lấy lại cân bằng khi trở lại trường

Uể oải và chán học, đó là tâm trạng chung của nhiều học sinh khi trở lại trường. Hơn lúc nào hết, giáo viên phải là người giúp các em ổn định tâm lý và bổ sung kiến thức thiếu hụt khi không phải em nào cũng học tốt, cũng như có điều kiện học trực tuyến.

Học sinh, sinh viên các nước đang phát triển gánh chịu “vết sẹo đại dịch” sâu hơn gấp đôiCOVID-19 khiến gần 20 triệu học sinh tạm dừng đến trường

Học sinh Trường THPT Nguyễn Trường Tộ quét mã QR khi vào trường

Vẫn còn trạng thái uể oải

Trong lần họp phụ huynh mới đây, cô chủ nhiệm ở một trường trung học phổ thông yêu cầu phụ huynh nhắc nhở các em khi có tình trạng uể oải trong học tập. Nhiều em không làm bài tập, đi học trễ, thiếu tập trung, thậm chí ngủ gật trong giờ học khiến giáo viên phiền lòng. Tình trạng học sinh bị F0 phải nghỉ học vẫn dễ quản lý, khi các em có báo cáo kết quả test COVID-19 cho giáo viên chủ nhiệm. Ngoài những trường hợp F1 thực sự, vẫn còn có em viện cớ là F1 để nghỉ học. Đến khi giáo viên chủ nhiệm trao đổi với phụ huynh thì mới “tá hỏa” vì có em chưa muốn đến trường.

Điều này quả không nên nhưng thực tế, nhiều em không tránh được tâm lý mệt mỏi sau thời gian dài học trực tuyến. Các trường nhận thấy thiếu hụt lớn nhất của nhiều học sinh là kỹ năng xã hội và các hoạt động phát triển thể lực, năng khiếu. Dễ hiểu khi cả ngày các em chỉ quanh quẩn trong nhà nên toàn bộ hoạt động thể chất và tinh thần của học sinh gần như bị lãng quên. Đơn cử, nhiều môn học ở trường trung học phổ thông đòi hỏi tư duy trừu tượng, có sự tương tác cũng như quan sát, sự mô tả trực tiếp từ thầy, cô giáo, một số môn cần có thực hành mới hiểu sâu. Em N.Q. A, học sinh lớp 11 Trường THPT Hai Bà Trưng bộc bạch: Lúc học online em chép chưa kịp bài, nên giờ học trực tuyến em rất ngại khi giáo viên kiểm tra vở. Học online khiến em giảm cơ hội làm việc nhóm khi khó tương tác, dẫn đến kỹ năng làm việc nhóm bị yếu đi.

Đo thân nhiệt cho học sinh ở Trường THPT Hai Bà Trưng

Những ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh đã ảnh hưởng đến tâm lý của học sinh trong thời gian không thể đến trường. Các em vừa phải trải qua thời gian biến chuyển tâm sinh lý, vừa phải làm quen với việc chuyển đổi từ hình thức học trực tiếp sang gián tiếp, nhiều em có điều kiện kinh tế gia đình trở nên khó khăn hơn, thậm chí có em còn mất cha, mất mẹ do dịch bệnh dẫn đến những sang chấn tâm lý là điều không thể tránh khỏi.

Không tạo áp lực cho học sinh

Ngay khi học sinh học trực tiếp trở lại, các trường đã lên kế hoạch rà soát và kịp thời bổ sung kiến thức cho các em. Kết quả học kỳ một của học sinh ở nhiều trường khá khả quan nhưng không vì thế mà hoàn toàn yên tâm, bởi học trực tuyến không thể bằng trực tiếp. Vì thế, khi học sinh trở lại trường, đặc biệt với lớp 9, các trường đã có phương án rà soát lại kiến thức cho các em, kịp thời phát hiện các nội dung bị hổng để bù đắp.

Cô giáo Lê Thị Hồng Giang, Hiệu trưởng Trường THCS Chu Văn An cho hay: Học sinh đi học trực tiếp trở lại là thời gian vàng để nhà trường có thể cùng học sinh dạy và học thật tốt. Nhà trường sẽ tiếp tục ôn tập những phần học sinh chưa vững để đảm bảo các em đạt yêu cầu của chương trình học và với học sinh lớp 9 có thể dự thi vào lớp 10 đạt kết quả tốt.

Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường khi học trực tiếp trở lại cần tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến khác nhau ngay trong nội dung dạy học chính khóa, nhất là đối với học sinh không được học qua truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh. Nội dung học vẫn tiếp tục các phần cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của bộ phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh. Tuy nhiên, ngành giáo dục cũng nhấn mạnh các trường tránh gây áp lực, quá tải cho các em.

Theo hiệu trưởng một số trường trên địa bàn, đây cũng là vấn đề được ban giám hiệu đặc biệt lưu ý với các thầy, cô giáo. Sau thời gian dài phải tạm dừng đến trường vì dịch bệnh, sẽ có nhiều khó khăn khi học sinh đi học trực tiếp trở lại do các em sẽ phải làm quen với nề nếp sinh hoạt mới, nội quy mới. Vì vậy, với các nội dung học, trường chỉ đạo giáo viên triển khai đảm bảo yêu cầu nhưng với các hình thức linh hoạt để không tạo áp lực cho học sinh. Riêng đối với học sinh lớp 12, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hoàn thành năm học 2021-2022 trước ngày 30/6/2022. Đối với những địa phương không thể hoàn thành trước ngày 30/6/2022 vì lý do bất khả kháng, cần kịp thời báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.

Điều mà phụ huynh quan tâm là, các cơ sở giáo dục khi chuyển trạng thái dạy học từ trực tuyến sang trực tiếp nên có kế hoạch tư vấn tâm lý cho học sinh, nhằm giảm những tác động tiêu cực có thể xảy ra. Hơn nữa, cần quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống cũng như các trường cần giảm tải, nới lỏng để trẻ dần thích ứng với học trực tiếp.

 Bài, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh
Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh, học sinh

Ngày 25/2, Trường THCS Nguyễn Đăng Thịnh, TP. Huế phối hợp với Trường cao đẳng Công nghiệp Huế (HueIC) tổ chức chương trình Ngày hội hướng nghiệp dành cho phụ huynh và học sinh các khối 8,9.

Giữ chữ cho em
Giữ chữ cho em

Thống kê sơ bộ, năm nay, toàn tỉnh có khoảng 30 học sinh nghỉ học sau Tết.

Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022
Thực trạng giáo viên nghỉ việc năm học 2021-2022

Trong bối cảnh thiếu hụt lượng lớn giáo viên, thì cũng có hàng nghìn giáo viên nghỉ việc hoặc chuyển từ trường công lập sang các trường tư thục,... Đây là bài toán “đau đầu” với nhiều địa phương.