Thứ Ba, 24/09/2019 15:08

Ứng dụng công nghệ nuôi trồng, sơ chế, bảo quản nấm dược liệu linh chi tại Quảng Phú

Sáng 24/3, tại xã Quảng Phú (Quảng Điền), Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ (ƯDTBKHCN) phối hợp với UBND xã Quảng Phú tổ chức đánh giá kết quả thực hiện dự án "Ứng dụng công nghệ nuôi trồng, sơ chế và bảo quản nấm dược liệu linh chi để thực hiện xây dựng chương trình Nông thôn mới nâng cao".

Trồng nấm linh chi công nghệ caoChuyển biến tích cực trong hoạt động khoa học công nghệ ở cơ sởPhát triển xanh, tăng trưởng xanh

Tham quan mô hình trồng nấm linh chi của hộ dân tham gia dự án

Dự án được triển khai làm 2 giai đoạn trong thời gian 16 tháng (từ tháng 9/2021 đến 12/2022) với tổng kinh phí hơn 1,625 tỷ đồng; trong đó ngân sách cấp hơn 475 triệu đồng, vốn đối ứng của người dân gần 1,15 tỷ đồng. Giai đoạn 1, dự án triển khai xây dựng mô hình nuôi trồng, sơ chế và bảo quản nấm dược liệu linh chi tại một hộ dân trên địa bàn xã với diện tích 500m2, quy mô 30.000 túi/2 vụ. Ngoài ra, dự án tổ chức 2 lớp tập huấn kỹ thuật cho 100 lượt người tham gia để nhân rộng mô hình này.

Để hỗ trợ triển khai dự án, Trung tâm ƯDTBKHCN cung cấp nguyên vật liệu sản xuất bịch phôi nấm gồm: mùn cưa, bột nhẹ, cám ngô, cám gạo, bông, cổ nhựa, túi... Giống nấm dược liệu linh chi được ứng dụng từ công nghệ nhân giống nấm dạng dịch thể do Trung tâm ƯDTBKHCN làm chủ từ dự án cấp Trung ương cung cấp.

Qua đợt đầu nuôi trồng thử nghiệm, tỷ lệ phát triển, chất lượng nấm được đánh giá tốt, thị trường tin dùng. Hiện nay, người dân đã sản xuất khoảng 15.000 phôi nấm và đang phát triển tốt. Dự kiến tháng 5 tới sẽ thu hoạch đợt đầu tiên. Giai đoạn 2 sẽ tiếp tục tăng quy mô phôi nấm, đầu tư thêm máy hút ép chân không, nồi hấp khử trùng sử dụng điện...

Đây là dự án thuộc chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao của huyện, phù hợp với điều kiện địa phương, góp phần đem lại cho người dân xã Quảng Phú một mô hình sản xuất ứng dụng công nghệ cao, tăng hiệu quả sản xuất và kinh tế hộ gia đình. 

Tin, ảnh: HOÀI THƯƠNG

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ
“Bà đỡ” cho doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ

Lấy doanh nghiệp (DN) làm trung tâm đổi mới và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ (KHCN) là phương châm của tỉnh, của ngành nhằm tạo ra các sản phẩm chủ lực, trọng điểm và hình thành, phát triển các sản phẩm, hàng hóa thương hiệu có khả năng cạnh tranh về chất lượng, giá thành, thị trường tiêu thụ.

Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người
Liên Hiệp Quốc cảnh báo AI đe dọa quyền con người

Liên Hiệp Quốc cảnh báo những tiến bộ gần đây của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng cho quyền con người, do đó cần có cơ chế bảo vệ để ngăn các vụ vi phạm.

Quy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệu
Quy hoạch, phát triển tài nguyên dược liệu

Đó là nội dung chính của đề tài khoa học cấp tỉnh "Nghiên cứu giải pháp quy hoạch và phát triển tài nguyên dược liệu theo các tiểu vùng sinh thái khác nhau của tỉnh Thừa Thiên Huế" được Sở Khoa học và Công nghệ (KHCN) thành lập hội đồng nghiệm thu vào chiều 15/2.

Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu
Trồng rừng bản địa đa loài, đa mục tiêu

Khoảng 50ha cây gỗ bản địa đa loài được trồng tại khu vực Khe Liềm, xã Phong Mỹ (Phong Điền) và tại rừng phòng hộ sông Hương cho thấy thích nghi tốt, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu tại đây cũng như trên địa bàn tỉnh.

Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị
Ứng dụng công nghệ vào quản lý trật tự đô thị

Với mục tiêu đưa công tác quản lý đô thị (QLĐT) ngày càng đi vào kỷ cương, nề nếp, Đội QLĐT TP. Huế đã thành lập Tổ Quản lý cơ sở dữ liệu (CSDL) và triển khai ứng dụng công nghệ GIS trong quản lý trật tự xây dựng (TTXD) đô thị trên địa bàn.