Thứ Ba, 15/10/2019 06:50

Trưởng thành từ huấn luyện

Chiến sĩ mới nỗ lực, trưởng thành từ huấn luyện, để thực hiện tốt nhiệm vụ tại bất cứ đơn vị nào, trên các tuyến biên giới.

“Tháng Ba biên giới” - Trách nhiệm và hành động của tuổi trẻNhiều hoạt động trong “Tháng thanh niên”, "Tháng ba biên giới”Sức sống “Ngày biên phòng toàn dân”

Một buổi huấn luyện trên thao trường. Ảnh: Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động

Cứ ngỡ sẽ “vắng lặng” trong một ngày mưa, nhưng khi theo chân Đại úy Lê Anh Tuấn, Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, đến hội trường đơn vị, mới hiểu, công tác huấn luyện vẫn “nóng”.

Tại đây, chiến sĩ mới đang chăm chú tập trung vào việc ôn luyện lý thuyết. “Hôm nay chúng tôi ôn kỹ thuật chiến đấu bộ binh, kỹ thuật ném lựu đạn, kỹ thuật tra kíp nổ và gói buộc thuốc nổ… Đã thực hành trên thao trường rất nhiều, hiểu đòi hỏi sự khéo léo, chính xác trong từng bài huấn luyện, nên ôn luyện lý thuyết cũng phải thật nghiêm túc. Mỗi khi đã nắm vững lý thuyết, chắc chắn lúc thực hành sẽ thuận lợi, đảm bảo chính xác. Mỗi người đều cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình để không ảnh hưởng đến tập thể” - chiến sĩ mới Nguyễn Ngọc Hưng, Huỳnh Văn Thọ bày tỏ.

Không khỏi có phần ngạc nhiên vì những gương mặt bỡ ngỡ, phần nào “căng thẳng” của chiến sĩ mới trong lễ giao nhận quân cách đây gần 2 tháng, nay chững chạc, trưởng thành hẳn từ tác phong đến suy nghĩ. Trương Vũ Tiến Đạt, Lê Quang Đức và nhiều chiến sĩ mới chia sẻ rằng, không chỉ những bài học chính trị, những buổi huấn luyện trên thao trường, những giờ huấn luyện thể lực, mà từ những sinh hoạt cá nhân nhỏ nhặt, ngay lúc bước vào cuộc sống quân ngũ, họ cũng được huấn luyện, chỉ dẫn tỉ mỉ. “Lúc ở nhà, sau khi ngủ dậy, cha mẹ còn gấp hộ chăn màn, cũng có lúc để nguyên “hiện trường” hôm sau ngủ tiếp; hoặc “lướt” điện thoại đến nửa đêm, trưa hôm sau mới thức dậy, rất tùy tiện. Nhưng từ khi vào môi trường quân ngũ, ăn, ngủ, mọi sinh hoạt, tập luyện đều phải răm rắp đúng giờ. Phải mất cả tuần, chúng tôi mới có thể gấp chăn màn vuông vức, gọn ghẽ như quy định. Ban đầu mọi điều đều rất khó khăn, thách thức. Nhưng bây giờ sau thời gian rèn luyện, sức khỏe, thể lực tốt hơn, chúng tôi trưởng thành hơn rất nhiều” - các chiến sĩ mới nói rằng, trong thời gian tập trung huấn luyện, không được sử dụng điện thoại cá nhân, không tránh khỏi “hụt hẫng”. Nhưng cái được lớn hơn, đó là tình đồng đội được gắn kết, bền chặt, thông qua các hoạt động chung, từ tăng gia sản xuất vui chơi, chuyện trò, chia sẻ, giúp đỡ nhau. Mặt khác, nếu thực hiện huấn luyện, kỷ luật tốt, cuối tuần sẽ được nhận “phần thưởng” gọi điện về cho gia đình. Được “báo cáo” với cha mẹ, người thân, được chứng tỏ với xã hội về sự trưởng thành, là niềm tự hào, do đó các chiến sĩ mới càng nỗ lực cố gắng.

Thượng úy Nguyễn Văn Cường, Đại đội trưởng Đại đội Huấn luyện cho biết: Trước khi đón chiến sĩ mới, đơn vị đã xây dựng kế hoạch huấn luyện theo chương trình 3 tháng của Bộ Tổng tham mưu. Năm nay do tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, toàn thể đơn vị triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, thực hiện giãn cách. Theo hướng dẫn của Bộ Chỉ huy, đơn vị xây dựng nội dung chương trình huấn luyện bù và huấn luyện kép vào giờ thứ 8, các ngày thứ bảy, chủ nhật, để đảm bảo tất cả các nội dung, chương trình đều được huấn luyện (không bỏ sót) và huấn luyện đúng thời gian, đảm bảo chất lượng.

Vậy nên, căn cứ vào tình hình thời tiết, đơn vị có thể linh động trong huấn luyện. Mỗi ngày, Thượng úy Nguyễn Văn Cường có mặt trên thao trường để bám nắm, điều chỉnh các phương pháp huấn luyện. “Một số đồng chí chưa nắm được, chưa thực hiện đúng tư thế hoặc kỹ thuật, chậm hơn người khác thì phải bố trí tập lại, tập riêng cho đến lúc thành thục, để đảm bảo thời gian cho các đồng chí khác, không ảnh hưởng chung - theo Thượng úy Cường - điều chỉnh phương pháp như vậy, cả giáo viên và các chiến sĩ mới có thể vất vả hơn, tốn nhiều công sức hơn". Nhưng “tôn chỉ” trong công tác huấn luyện là đảm bảo và nâng cao an toàn và chất lượng. “Thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu”, là điều mà các anh luôn nhớ, luôn truyền đạt, nhắc nhở, đồng thời thực hiện qua từng bài huấn luyện, rèn luyện cho chiến sĩ mới.

Theo Chính trị viên Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động, Đại úy Lê Anh Tuấn: Chiến sĩ mới qua thời gian nỗ lực huấn luyện, đã trưởng thành hơn rất nhiều về mọi mặt; được rèn luyện chấp hành nghiêm kỷ luật đồng thời được bồi đắp tình cảm đồng chí, đồng đội. Thông qua những bài giáo dục về truyền thống, chiến sĩ mới được bồi đắp tình yêu thương với Nhân dân, đảm bảo sau 3 tháng huấn luyện theo chương trình chung và 1 tháng rưỡi về nghiệp vụ biên phòng, các chiến sĩ mới sẽ thực hiện tốt nhiệm vụ tại bất cứ đơn vị nào, trên các tuyến biên giới.

Quỳnh Anh

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ binh chủng
Nâng chất lượng huấn luyện dân quân tự vệ binh chủng

Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) năm 2023 và những năm tiếp theo, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức tập huấn cán bộ dân quân tự vệ (DQTV) binh chủng năm 2023 cho trên 50 đại đội trưởng, đại đội phó, trung đội trưởng, khẩu đội trưởng các đơn vị trực thuộc tỉnh và 9 huyện, thị xã, thành phố.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Chuẩn bị chu đáo, huấn luyện chất lượng
Chuẩn bị chu đáo, huấn luyện chất lượng

Đến thời điểm này, Ban Chỉ huy Quân sự (CHQS) TP. Huế, ban CHQS 36 xã, phường và 189 đơn vị tự vệ đã chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho mùa huấn luyện mới đạt kết quả tốt.