Thứ Ba, 29/10/2019 05:50

“Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”

Tối 28/4, tại TP. Huế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức lễ phát động Tháng Nhân đạo 2022, với chủ đề “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”. Đây cũng là hoạt động ý nghĩa kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (8/5). Buổi lễ có Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tham dự và trực tiếp chỉ đạo.

Chủ động phòng ngừa và ứng phó thảm họaThắp lên những yêu thươngHơn 61 tỷ đồng được huy động giúp đỡ người khó khănHiệu quả từ các hoạt động nhân đạoDiễn tập ứng phó thiên taiTặng 9 thuyền và 30 phao cứu sinh cho người dân vùng thấp trũng Quảng Điền

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm và động viên các tình nguyện viên thao diễn sơ cấp cứu

Chung tay hỗ trợ người khó khăn

Xuất phát từ ý tưởng chủ đề của Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, thông điệp của Tháng Nhân đạo năm 2022 là “Gắn kết cộng đồng - Lan tỏa hành động nhân ái”, nhằm kêu gọi mọi người hãy gắn kết với nhau bằng những việc làm tử tế cho dù nhỏ bé. Tháng Nhân đạo năm 2022 bắt đầu từ ngày 1/5 đến ngày 31/5, cao điểm từ ngày 8/5 - Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đến ngày 19/5 - Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Người sáng lập và là Chủ tịch danh dự đầu tiên của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

Tại Lễ phát động, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam khởi động 2 chương trình trọng điểm triển khai trong 5 năm tới là: “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”. Chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” được thực hiện tại 291 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển, hải đảo thuộc 23 tỉnh, thành phố có biển. Chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” thực hiện tại 250 xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, biên giới.

Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc và các đại biểu thực hiện nghi lễ khởi động 2 chương trình trọng điểm do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phát động

Tháng Nhân đạo được Hội Chữ thập đỏ Việt Nam triển khai từ năm 2018. Qua 4 năm triển khai đạt trị giá 1.513 tỷ đồng, vượt 144% so với bình quân giá trị hoạt động các tháng trong năm, trợ giúp trên 3,3 triệu lượt người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn. Tháng Nhân đạo năm 2022, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam phấn đấu vận động các nguồn lực đạt 400 tỷ đồng để trợ giúp 1 triệu lượt người có hoàn cảnh khó khăn.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi lễ, Chủ tịch Nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "... Nhân dịp này tôi kêu gọi các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế, phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các nhà hảo tâm, các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động trong Tháng Nhân đạo và tiếp tục hỗ trợ, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ Việt Nam chung sức với Đảng, Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội, xây dựng cộng đồng đoàn kết, giàu lòng nhân ái, khỏe mạnh và an toàn trước đại dịch COVID-19 và thiên tai, thảm họa".

Tại buổi lễ Ban Tổ chức đã tôn vinh các nhà tài trợ đồng hành cùng các hoạt động của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Tổng số tiền ủng hộ bước đầu gần 400 tỷ đồng.

“Ước mơ” và “Vươn khơi”

Đây là 2 từ khóa được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam sử dụng để các tập thể, cá nhân hảo tâm tham gia ủng hộ Tháng Nhân đạo 2022. Trong đó, “Ước mơ” là từ khóa cho nội dung chuyển khoản ủng hộ chương trình “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật” và “Vươn khơi” ủng hộ chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn”.

Một trong những nội dung chính tại lễ phát động Tháng Nhân đạo năm 2022 được Trung ương Hội Chữ thập đỏ và UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức tối 28/4 là khởi động 2 chương trình trọng điểm: “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” và “Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật”. Cả 2 chương trình đều được triển khai từ nay đến năm 2027.

Cán bộ Hội Chữ thập đỏ "đi chợ" giúp người khó khăn vận động

Với quy mô thực hiện tại 291 xã đặc biệt khó khăn, bãi ngang ven biển và hải đảo thuộc 23 tỉnh, thành phố có biển, chương trình “An toàn cho ngư dân nghèo, khó khăn” tập trung vào 4 hoạt động: Trang bị kỹ năng sơ cấp cứu và kiến thức pháp luật; hỗ trợ sinh kế bền vững; hỗ trợ xây nhà an toàn và trang bị áo phao đa năng, túi sơ cấp cứu, cờ Tổ quốc.

Trong đó, mục tiêu cụ thể là hỗ trợ 1.244 hộ ngư dân được xây nhà an toàn; hỗ trợ 50.000 hộ ngư dân phát triển sinh kế bền vững; hỗ trợ áo phao cứu sinh đa năng cho 50.000 ngư dân có hoàn cảnh khó khăn; trang bị túi sơ cấp cứu và cờ Tổ quốc cho 90.606 tàu thuyền đánh cá…       

Chương trình "Dinh dưỡng cho trẻ em nghèo, khuyết tật" được thực hiện tại 250 xã đặc biệt khó khăn vùng miền núi, biên giới, với mục tiêu chính của chương trình là nâng cao nhận thức, hành động trong việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Theo đó, chương trình tập trung vào 5 hoạt động, gồm: Truyền thông giáo dục dinh dưỡng; khám dinh dưỡng và cung cấp thực đơn phù hợp cho trẻ; hỗ trợ cải thiện khẩu phần ăn; tổ chức mô hình "Bếp sạch, cơm ngon" và "Quán cơm 0 đồng" với ngân hàng thực phẩm an toàn.

Dự kiến, khoảng 1 triệu trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi được khám dinh dưỡng và được cải thiện khẩu phần ăn trong chương trình này.

Đồng Văn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia
Gặp mặt 80 học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia

Chiều 21/2, Sở GD&ĐT gặp mặt 80 học sinh trong đội tuyển tham gia kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm học 2022-2023. UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình chúc mừng, động viên các em có một kỳ thi đạt kết quả tốt.

Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18 2
Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế sẽ hoạt động trở lại vào ngày 18/2

Từ chiều 13/2, Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Thừa Thiên Huế (Trung tâm) tạm dừng hoạt động để lực lượng chức năng khám xét do đội ngũ lãnh đạo Trung tâm này bị phát hiện nhiều vi phạm liên quan đến quy trình đăng kiểm xe cơ giới. Cụ thể là khi nhiều phương tiện đến đăng kiểm không đảm bảo an toàn giao thông nhưng vẫn được Trung tâm cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.