Thứ Năm, 05/12/2019 14:15

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh, kỷ niệm 111 năm Ngày Người ra đi tìm đường cứu nước

Nhân dịp kỷ niệm 111 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2022), sáng ngày 5/6, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh (Bến Nhà Rồng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Anh hùng Giải phóng dân tộc, Danh nhân Văn hóa thế giới, vị lãnh tụ thiên tài vô vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam.

111 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước: Người về mang tới những mùa XuânHọc Bác tinh thần nêu gươngTuyên truyền về thân thế, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Cùng dự lễ dâng hương có Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi, lãnh đạo các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và Thành phố Hồ Chí Minh.

Cách đây 111 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn - Gia Định (nay là Thành phố Hồ Chí Minh), người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa 21 tuổi đã lên chiếc tàu Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước.

Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam, của đất nước Việt Nam. Người nói: "Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta".

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu thành kính tỏ lòng biết ơn sâu sắc công lao và đức hy sinh quên mình vì dân, vì nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh- Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Bến cảng Nhà Rồng trở thành điểm khởi đầu trên con đường cách mạng của Người, nơi mở ra cuộc hành trình của ý chí, niềm tin và khát vọng kiếm tìm con đường để cứu nước, giải phóng dân tộc, cuộc hành trình hướng về những giá trị nhân văn cao cả, vì sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước và dân tộc trong tương lai.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trên con đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Marx-Lenin, đến với con đường cách mạng vô sản.

Theo con đường mà Người đã lựa chọn, cách mạng Việt Nam đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, phấn đấu trở thành nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 - kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 - kỷ niệm 100 năm thành lập nước.

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham quan Triển lãm về Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) những năm đầu thế kỷ XX, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước-Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu thành kính dâng những nén hương thơm và những đóa hoa tươi thắm để tỏ lòng biết ơn sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng loài người, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực và người bạn thân thiết của các dân tộc đã và đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên toàn thế giới; nguyện cùng chung sức, đồng lòng, cống hiến để thực hiện Di chúc của Người, tiếp tục học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.

Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng yêu nước, yêu nhân dân tha thiết, đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị.

Thủ tướng tặng hoa chúc mừng Đảng viên trẻ được kết nạp tại Khu di tích Bến Nhà Rồng - Ảnh VGP/Nhật Bắc

Tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Tôn Đức Thắng, một trong những chiến sĩ lớp đầu tiên của phong trào công nhân và phong trào cách mạng vô sản Việt Nam, người chiến sĩ cách mạng kiên trung của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, người bạn chiến đấu thân thiết của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhà lãnh đạo mẫu mực của Đảng.

Cũng tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham quan Triển lãm về Sài Gòn (Thành phố Hồ Chí Minh) những năm đầu thế kỷ XX, nơi người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước; về phát huy giá trị các di tích lưu niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo baochinhphu.vn

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 64 năm truyền thống bộ đội biên phòng

Ngày 19/2, Tiểu đoàn Huấn luyện- Cơ động, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh tổ chức huấn luyện ngoại khóa kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn trong tuần tra biên giới, giới thiệu phong tục tập quán của các dân tộc thiểu số, triển khai xây dựng công viên xanh và nhiều hoạt động ý nghĩa khác cho 100 chiến sĩ mới.

Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”
Chuẩn bị chu đáo các hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về văn hóa Việt Nam”

Tổ chức tốt các hoạt động kỷ niệm 80 năm Đề cương Văn hóa Việt Nam là nhiệm vụ mà Thủ tướng giao cho Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong Chỉ thị số 03/CT-TTg về việc đôn đốc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023. Bộ đã có những bước chuẩn bị tích cực để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ này.