Thứ Sáu, 09/11/2012 10:30

Rau quả chùa Đức Sơn

Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày của các em nhỏ, chùa Đức Sơn (Thủy Bằng – Hương Thủy) đã xây dựng mô hình vườn rau quả không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong trồng trọt.

Ngoài mục đích an toàn trong ăn uống, chùa Đức Sơn tránh sử dụng phân thuốc độc hại nhằm bảo vệ môi trường

Ni sư Thích Nữ Minh Tú, trụ trì chùa Đức Sơn phấn khởi kể, chùa vừa thu hoạch 500 bao nấm trắng được khoảng hơn 1 tạ. Ngoài ra, mỗi sớm hằng ngày, những sư cô ở chùa cùng các em nhỏ đều qua vườn hái bầu bí, rau sạch về ăn.

Trong mảnh vườn rộng chừng 2000m2, có đủ các loại cây rau, như: rau khoai, rau dền, xà lách, đậu cô ve, cà tím, dưa leo, bầu bí, mướp,…và hai nhà trồng nấm trắng, nấm rơm. Nhìn xung quanh, dưới các gốc cây đều được ủ rơm và phân hữu cơ. Hệ thống vườn trang bị khoảng gần 90 vòi nước tưới phun sương cố định. Ni sư Minh Tú chia sẻ, theo dõi trên các phương tiện truyền thông đại chúng, tình trạng người dân hay xảy ra ngộ độc thực phẩm do rau quả bị lạm dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt làm các cô ở chùa rất lo lắng. Ở chùa nuôi dưỡng nhiều em nhỏ, nếu thực phẩm bên ngoài không an toàn thì phải làm sao? Nghĩ rồi, quý sư cô ở chùa quyết định, phải xây dựng một vườn rau sạch, tự trồng, tự ăn để đỡ gây bệnh tật, lại thân thiện môi trường.

Nhờ các chuyên gia ở Trường đại học Nông Lâm (ĐH Huế) giúp đỡ, quý sư học được cách trồng trọt và làm phân hữu cơ, rồi hướng dẫn cho các em nhỏ.

Vườn rau của chùa là những cây thích nghi với điều kiện thời tiết, khí hậu từng mùa để trồng. Với những cây bị sâu bệnh, chùa tiến hành nhổ bỏ chứ không bơm thuốc cứu cây. Công tác cải tạo đất, thay đổi cây trồng, sử dụng những phương pháp học được từ sách vở và kiến thức từ các chuyên gia trồng trọt hướng dẫn luôn được thực hiện. Chùa thuê một nhân công phụ trách chính chăm sóc mảnh vườn. Hằng ngày quý sư và trẻ em ở chùa qua phụ việc, thu hoạch sản phẩm mảnh vườn đem về.

Thống kê những loại cây đã từng có mặt trên mảnh vườn, con số phải lên đến 20-30 loại. Ni sư Minh Tú bảo, sản phẩm mình tự làm ra, khi thu hoạch ai nấy đều thấy vui và yên tâm sử dụng. Mảnh vườn trồng nhiều loại cây, vừa đảm bảo canh tác hiệu quả nhưng đem lại nguồn thực phẩm phong phú để đổi món, giúp các em không bị chán.

Có khi sản phẩm trong vườn thu hoạch nhiều, các sư cô đem ra nhà hàng Tịnh Tâm Đức Sơn phục vụ thực khách, giúp họ có bữa ăn an toàn. Khách đến thăm mảnh vườn, thấy cách trồng rau sạch, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nên họ dùng cơm thoải mái, yên tâm. Nhiều vị khách nước ngoài nghe truyền tai và chứng kiến những hình ảnh trồng rau sạch được chụp lại treo ở nhà hàng, họ cảm thấy thích thú.

Cũng nhờ mô hình rau sạch, nhiều lợi ích đi kèm được thấy rõ, đó là cách giúp các em nhỏ ở chùa nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, sống có trách nhiệm với xã hội. Đây cũng là giải pháp giúp các em siêng năng làm việc, tập cách trồng trọt và có sức khỏe. Đồng thời, nguồn rau sạch tự trồng giúp giảm chi phí tăng chất lượng bữa ăn.

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.