Thứ Hai, 09/12/2019 13:15

Hội thảo bàn về quản trị và tự chủ đại học

Sáng 9/6, Đại học (ĐH) Huế tổ chức hội thảo “Bàn về quản trị và tự chủ ĐH sau Luật số 34/2018/QH14 và Nghị định số 99/2019/NĐ-CP”. Hội thảo có sự tham gia của chuyên gia từ ĐH Ghent (Bỉ), đại diện Hiệp hội các trường ĐH và cao đẳng Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục ĐH trong nước, các chuyên gia về giáo dục ĐH.

Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quảTự chủ để phát triển Đại học HuếHọc phí đại học tăng dần đều

Trong bối cảnh tự chủ, các đơn vị của ĐH Huế nỗ lực nghiên cứu, chuyển giao khoa học - công nghệ và thương mại hoá sản phẩm

Mô hình tự chủ ĐH của Việt Nam đang có chiều hướng phát triển và đã được cụ thể hóa trong Luật số 34/2018/QH14 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ĐH).

Câu hỏi đặt ra là việc thực thi tự chủ ĐH ở Việt Nam, đặc biệt là mộ hình tự chủ của ĐH Quốc gia, ĐH Vùng thì phương thức quản trị nào là phù hợp và có thể mang lại hiệu quả cao? Việc trả lời câu hỏi này cũng cần được đặt trong điều kiện có một số ràng buộc đặc thù của ĐH Quốc gia, ĐH vùng trong hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam, bao gồm: Đảm bảo các ĐH Quốc gia, ĐH Vùng là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao, được Nhà nước ưu tiên đầu tư phát triển; Đảm bảo tính hệ thống, tính tiên phong của các ĐH Quốc gia, ĐH vùng...

Tại hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận về tự chủ ĐH, trong đó phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện tự chủ theo tinh thần Luật số 34 và Nghị định 99, nhất là trong cách hiểu, tư duy và sự chưa đồng bộ của các luật, nghị định chuyên ngành khác. Đề xuất ý tưởng, giải pháp thực hiện tự chủ ĐH tạo điều kiện cho giáo dục ĐH phát triển, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế…

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra
Đa dạng chương trình đào tạo, đáp ứng chuẩn đầu ra

Với nhiều giải pháp nâng cao chất lượng và chuẩn đầu ra, đặc biệt là đa dạng các chương trình đào tạo, Trường đại học (ĐH) Kinh tế, ĐH Huế đã và đang kịp thời cung ứng nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia
Tạo đột phá, vươn mình thành Đại học Quốc gia

Khép lại năm 2022 với nhiều thành tựu nổi bật, Đại học (ĐH) Huế tiếp tục triển khai nhiều giải pháp, tạo đột phá trong năm 2023 để xây dựng và phát triển ĐH Huế sớm trở thành ĐH Quốc gia theo tinh thần Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình
Dấu ấn trên hành trình góp sức, vươn mình

Vượt qua những thách thức từ công tác đào tạo và tuyển sinh, Trường đại học (ĐH) Nghệ thuật, ĐH Huế đã và đang góp sức cùng các trường ĐH thành viên xây dựng và phát triển ĐH Huế trở thành ĐH Quốc gia.

Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ
Định hình một Đại học thông minh chuyển mình mạnh mẽ

Trên đường vươn mình phát triển thành Đại học (ĐH) quốc gia, ĐH Huế đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ trong đào tạo, nghiên cứu, quản trị ĐH… Đáng phấn khởi, việc thực hiện quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ nhằm hướng đến mô hình ĐH thông minh ở ĐH Huế là một điểm sáng.

50 năm Hiệp định Paris Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam
50 năm Hiệp định Paris: Nhìn lại bài học lớn rút ra từ mốc son chói lọi của ngoại giao Việt Nam

Sáng 16/1, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Quốc phòng đồng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam: Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”.