Thứ Sáu, 20/12/2019 07:01

Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ

Tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe nhắc đến các phong trào hay mô hình, như: Dùng làn đi chợ, Ngõ xanh tự quản, Nhà tôi xanh - sạch - đẹp...

Hơn 894.400 cử tri Thừa Thiên Huế bắt đầu tham gia bầu cử

Làm đẹp ngõ, xóm của hội phụ nữ TP. Huế

Tôi đặc biệt ấn tượng khi nghe nhắc đến các phong trào hay mô hình, như: Dùng làn đi chợ, Ngõ xanh tự quản, Nhà tôi xanh - sạch - đẹp, Biến rác thành tiền, Nuôi heo đất - tiết kiệm xanh… Nó gần gũi và rất đời thường. Ngay từ tên gọi đã cho thấy, đó là bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ, một lực lượng quan trọng trong sử dụng, tiếp cận, giải quyết các công việc hàng ngày liên quan trực tiếp đến môi trường, như đi chợ, nuôi heo, quét rác…

Lên Nam Đông, ngang qua xã Hương Phú, tôi rất thích thú khi có dịp quan sát những chiếc lốp xe ô tô đã qua sử dụng đã được các hội viên phụ nữ và đoàn viên, thanh niên tạo thành những "bình hoa" đẹp mắt và từ những “bình hoa lốp xe” kia tạo thành “đường hoa từ lốp xe”. Xây dựng mô hình theo hình thức này không mới, nhưng sự sáng tạo và mang nhiều ý nghĩa, vừa tiết kiệm, lại vừa góp phần bảo vệ môi trường. Đôi tay khéo léo và cái nhìn tinh tường của người phụ nữ được phát huy.

Đi chợ là công việc của các các o, các chị. Vậy nên, thật cụ thể và thiết thực là mô hình “Phụ nữ dùng giỏ nhựa” hay  “Dùng làn đi chợ”, một cách hạn chế sử dụng túi ni lông chỉ được sử dụng một lần và được thay thế bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Gần gũi thế nên mô hình đã nhanh chóng được lan tỏa không chỉ trong cộng đồng mà các hệ thống siêu thị trên địa bàn cũng chung tay. Tại đây, túi giấy, túi vải được khuyến khích mua đựng hàng thay vì túi ni lông.

Chiếm trên 50% dân số, phụ nữ vừa là đối tượng, vừa là chủ thể quan trọng của công tác bảo vệ môi trường. Từ nhận thức về tầm quan trọng đặc biệt của môi trường đối với đời sống, sức khỏe con người, nhiều năm qua, công tác bảo vệ môi trường đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội LHPN Việt Nam, được quan tâm, thực hiện với nhiều cách làm, mô hình hay, sáng tạo, mang lại hiệu quả, thiết thực, góp phần cải thiện môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của hội viên và cộng đồng.

Hội LHPN Việt Nam không ngừng đổi mới nội dung, phương thức vảo vệ môi trường. Tiêu biểu như cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” với các tiêu chí đều hướng tới cấp hộ gia đình và trực tiếp góp phần thực hiện tiêu chí số 17 về môi trường (sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ), được Ban Chỉ đạo Trung ương đưa vào nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Hay như phong trào “Chống rác thải nhựa”, được Hội LHPN Việt Nam triển khai với cam kết tích cực, quyết tâm thực hiện các hoạt động “Nói không với sản phẩm nhựa dùng một lần”.

Lâu nay, chuyện đáng nói trong các hoạt động đoàn thể chính là sự trùng lặp trong gây dựng và triển khai các phong trào và mô hình theo kiểu "một con trâu béo cả làng cùng kể công". Bảo vệ môi trường theo cách của phụ nữ do vậy là một nét riêng, mang tính đặc thù giới tính. Ở mỗi địa phương, các cấp hội xây dựng các mô hình phù hợp với thực tiễn địa phương, công việc, khả năng và tâm lý của phụ nữ là một cách làm hay, cần được phát huy và nhân rộng.

 Bài, ảnh: Đan Duy

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa
Phát động cuộc thi sáng kiến giảm rác thải nhựa

Sáng 23/2, Dự án (DA) Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (được tài trợ bởi Tổ chức quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) tại Việt Nam thông qua WWF-Nauy) và Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tỉnh chính thức phát động cuộc thi “Sáng kiến giảm thiểu rác thải nhựa- Huế 2023” (Cuộc thi) với mong muốn tìm kiếm các ý tưởng sáng tạo nhằm giảm thiểu rác thải nhựa (RTN) tại TP. Huế.

Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp
Nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp

Gắn với thực hiện Đề án 939 “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các cấp hội phụ nữ ở TP. Huế đã và đang nhân rộng mô hình phụ nữ khởi nghiệp.