Thứ Tư, 19/02/2020 14:33

Chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chuỗi giá trị nông sản

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học diễn ra tại Trường đại học (ĐH) Nông Lâm, ĐH Huế sáng 19/8. Hội thảo có sự tham dự của đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng, Quảng Trị; đại diện Sở Khoa học và Công nghệ, Chi cục Phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế.

Ứng dụng công nghệ số trong văn hóa di sản là cầu nối gần hơn với du kháchCần có chiến lược xây dựng, quy hoạch cơ sở dữ liệuĐào tạo chuyển đổi số, hướng tới thị trường toàn cầu cho doanh nghiệp nhỏ và vừa

Tại buổi hội thảo

Theo ban tổ chức hội thảo, chương trình chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu. Có 8 lĩnh vực ưu tiên trong chuyển đổi số, trong đó có chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Nghị định về chuyển đổi số của Chính phủ và Nghị định Chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh và nhu cầu phát triển hiện nay đặt ra cho các cơ quan nghiên cứu, các trường ĐH, các sở nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông, các đơn vị tư vấn những nhiệm vụ quan trọng về làm thế nào để góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đây là lĩnh vực rộng lớn, đòi hỏi huy động nhiều bên tham gia, huy động nguồn lực lớn.

Thời gian qua, các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị tư vấn đã có những tiếp cận từ rất sớm, với nhiều góc độ khác nhau về chuyển đổi số và chuỗi giá trị nhằm giải quyết vấn đề trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nhưng thực sự đây là vấn đề còn rất mới, các nghiên cứu chưa nhiều, còn rất phân tán và rời rạc.

Tại hội thảo, các chuyên gia trình bày về các vấn đề chuyển đổi số, xây dựng làng thông minh, giới thiệu phần mềm ứng dụng, các nghiên cứu chuyên đề về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ số trong quản lý tài nguyên, vấn đề nhân lực trong chuyển đổi số… Đồng thời, trao đổi các giải pháp, những vấn đề gợi mở, các khuyến nghị góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp.

Tin, ảnh: Hữu Phúc

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị
Liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị

Mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị, trong đó hợp tác xã (HTX) làm khâu trung gian kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp tiêu thụ và chế biến sản phẩm đang được ngành nông nghiệp từng bước nhân rộng.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp
Thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp

Thời gian qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn tỉnh chủ động đổi mới, tập trung đẩy mạnh chuyển đổi số (CĐS) nhằm xây dựng, hình thành hệ sinh thái số GDNN, đáp ứng nhu cầu của người học trong nền kinh tế số, xã hội số.

Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới
Cơ giới hóa nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu mới

Hàng ngàn máy cày, máy thu hoạch lúa gặt đập liên hợp hiện đại được các hợp tác xã, người dân mua sắm, ứng dụng vào sản xuất, nhưng vẫn chưa đáp ứng trước yêu cầu trong tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp hiện nay.

Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam
Khởi động dự án về liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học Việt Nam

Là đại diện duy nhất tại Việt Nam tham gia đồng trưởng điều hành dự án “DIGI: ĐỔI” - Liên danh chuyển đổi số trong giáo dục đại học (ĐH) Việt Nam, ngày 14/2, Trường ĐH Phú Xuân phối hợp cùng Trường ĐH Liverpool John Moores và Hội đồng Anh British Council (đơn vị tài trợ) tổ chức chương trình khởi động dự án, với sự tham gia của hơn 60 trường ĐH, cao đẳng và THPT trên toàn quốc.