Chủ Nhật, 23/02/2020 16:14

Xây dựng thương hiệu, phát triển thị trường

Cho ra lò tấn xi măng đầu tiên từ cuối năm 2014, Xi măng Đồng Lâm (XMĐL) nhanh chóng vươn lên trở thành một thương hiệu xi măng mạnh trong và ngoài tỉnh; đáp ứng nhu cầu phân phối của khoảng 3.000 đại lý/cửa hàng vật liệu xây dựng trải dài từ Quảng Trị đến Bình Định và một phần các tỉnh Kon Tum - Gia Lai.

Đảm bảo an toàn cho người dân là trên hếtGắn kết, san sẻ với người lao độngTự động hóa trong sản xuất, giảm sức lao độngDoanh nghiệp xi măng đồng loạt tăng giá bán

Đổi mới công nghệ của Đồng Lâm tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ảnh hưởng môi trường

Ông Nguyễn Văn Tý, chủ thầu xây dựng ở xã Phú Mậu (TP. Huế) cho biết, ngoài các thương hiệu xi măng khác có mặt ở Huế, các nhà thầu xây dựng thường sử dụng cũng như tư vấn cho chủ nhà chọn XMĐL để xây dựng. Sau gần chục năm có mặt ở thị trường Huế, XMĐL dần chiếm được sự tin tưởng đối với người làm trong giới xây dựng, bởi loại xi măng này có độ dẻo cao, màu sắc đẹp và khi thi công đảm bảo chất lượng công trình theo thời gian.

Theo Công ty CP XMĐL, với cam kết chất lượng sản phẩm ổn định cao vượt trội và dịch vụ bán hàng tận tâm, hiện tại sản lượng tiêu thụ của XMĐL đã thuộc nhóm 3 thương hiệu dẫn đầu tại vùng thị trường Trung Trung Bộ. Quy đổi theo sản lượng xi măng, thị trường tiêu thụ XMĐL khoảng 2 triệu tấn/năm trong 2 năm vừa qua. Hiện tại, Đồng Lâm đã bao phủ trên 95% thị trường, đáp ứng nhu cầu phân phối của khoảng 3.000 các đại lý/cửa hàng vật liệu xây dựng trải dài từ Quảng Trị đến Bình Định và một phần các tỉnh Kon Tum – Gia Lai. Nhiều công trình trọng điểm cũng có sự tham gia, góp sức của XMĐL như: sân bay Đà Nẵng, hầm Hải Vân 2, thủy điện Vĩnh Sơn, cao tốc La Sơn – Túy Loan, hầm Đèo Cả…

Ông Trần Chấn Lễ, Trợ lý Tổng Giám đốc XMĐL chia sẻ, thế mạnh của Đồng Lâm là dây chuyền sản xuất được đầu tư hiện đại và đội ngũ nhân sự có chuyên môn cao, kinh nghiệm lâu năm cho ra sản phẩm chất lượng ổn định.

Toàn bộ dây chuyền sản xuất xi măng của Đồng Lâm được thiết kế với mức độ tự động hóa cao, các thiết bị công nghệ và điều khiển chính đều có xuất xứ từ các hãng chế tạo nổi tiếng trong ngành xi măng toàn cầu để đảm bảo sử dụng tối ưu nguồn nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, đem lại hiệu quả sản xuất, kinh doanh, vừa đảm bảo giảm thiểu tác động đến môi trường.

Hệ thống quản lý chất lượng được đầu tư toàn diện với việc kiểm soát từ khâu khai thác mỏ cho đến khâu xuất sản phẩm với kiểm soát nguyên liệu trực tuyến, sử dụng 2 máy PGNAA, máy X-ray để kiểm soát và ổn định chất lượng.

Dây chuyền sản xuất của XMĐL được thiết kế theo phương pháp khô, tháp trao đổi nhiệt 5 tầng cyclone – 2 nhánh, buồng phân hủy tiên tiến TTF. Các thiết bị quan trọng yêu cầu độ bền, ổn định cao đều được sản xuất bởi các công ty nổi tiếng ở châu Âu và Úc, có thể kể đến như tháp trao đổi nhiệt và nung luyện clinker đốt cháy tốt các loại than cám Anthracite cấp thấp cấp 4, cấp 5 – loại rất khó cháy và nhiệt trị thấp; máy nghiền xi măng (hãng Pfeiffer – CHLB Đức) – 150 tấn/giờ tiêu hao điện năng thấp, chuyển đổi chủng loại xi măng nhanh chóng, xi măng được nghiền mịn, đều, phân bố cỡ hạt tối ưu, chất lượng cao; máy phân tích nhanh PGNAA (hãng SCANTECH – Úc) cho kết quả phân tích tức thì. Ở Việt Nam, duy nhất chỉ có Đồng Lâm trang bị 2 máy PGNAA để kiểm soát chất lượng tối ưu…

Điểm khác biệt nữa là Đồng Lâm ứng dụng hệ thống quản lý kênh phân phối DMS (Distributor Management System), giúp các nhà phân phối, các đại lý thực hiện mọi thao tác đặt hàng, xác nhận đơn hàng, quản lý công nợ hoàn toàn trực tuyến thông qua máy tính hoặc các thiết bị di động thông minh (smartphone) một cách nhanh chóng và tiện dụng hơn so với quy trình đặt hàng truyền thống.

Theo ông Trần Chấn Lễ, ngoài xây dựng thương hiệu, XMĐL cũng có những chính sách để phục vụ khách hàng, mang đến giá trị thực cho cộng đồng. Đồng Lâm cam kết phát triển bền vững song song quá trình tạo dựng giá trị thương hiệu bằng cách khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo được một cách hiệu quả và tối ưu như một trách nhiệm với thế hệ tương lai. Cam kết cải thiện và giữ gìn môi trường bằng việc sử dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến, sử dụng năng lượng tiết kiệm, đồng thời tận dụng các chất thải công nghiệp và dân dụng làm nhiên liệu: tạo lập, duy trì và phát triển hệ thống quản lý môi trường một cách hiệu quả.

Đồng Lâm luôn ý thức và tự nguyện thực thi các hoạt động đem lại lợi ích thiết thực và có giá trị lâu dài cho cộng đồng, trong đó, có chú trọng an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Cam kết xây dựng và thực thi một cách có hiệu quả hệ thống các hoạt động nhằm bảo đảm cao nhất an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Với đặc thù của ngành xi măng, Đồng Lâm hiểu và xác định khái niệm vươn xa theo chiều sâu. Đồng Lâm liên tục cải tiến các quy trình đào tạo nâng cấp giá trị tài sản vô hình, quản trị chất lượng toàn diện, quản trị tổng thể doanh nghiệp và đầu tư cập nhật hạ tầng thiết bị công nghệ để đáp ứng nhu cầu ngày càng chuyên nghiệp của khách hàng.

Cùng với các nhà phân phối, trạm bê tông công nghiệp, Đồng Lâm định hướng là doanh nghiệp cung cấp các giải pháp xi măng bê tông, cùng hướng đến những công trình xây dựng bền vững, hiệu quả cho chủ đầu tư và người sử dụng cuối cùng. Đồng Lâm luôn nỗ lực phổ biến kiến thức sản xuất bê tông xi măng chuyên nghiệp đến từng phân khúc khách hàng, kèm theo hàng loạt các chương trình đào tạo và tư vấn sử dụng sản phẩm xi măng Đồng Lâm 24/7.

XMĐL chính thức ra mắt thị trường đầu tiên năm 2014. Giai đoạn 1 từ 2015 – 2018, nhà máy có công suất sản xuất 1 triệu tấn xi măng/năm. Từ cuối năm 2019 đến nay, sau khi trạm nghiền xi măng số 2 được đưa vào sản xuất thương mại, công suất toàn nhà máy được nâng lên mức gần 2 triệu tấn xi măng/năm.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyện phố đêm thành Huế
Chuyện phố đêm thành Huế

Phố đêm không chỉ thuần túy nói chuyện những khu phố về đêm mà chính không gian “phố”, thời gian về “đêm” đó phải là nơi chứa đựng những nét riêng của văn hóa địa phương để giới thiệu, thu hút du khách sau cả “ngày” tham quan, khám phá các nơi khác.

Xây dựng Mái ấm cho người nghèo biên giới
Xây dựng "Mái ấm cho người nghèo biên giới"

Ngày 23/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh; Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; Đồn Biên phòng cửa khẩu (BPCK) A Đớt và Đồn Biên phòng Hương Nguyên phối hợp UBND các xã Đông Sơn, Lâm Đớt, A Roàng và xã Hương Nguyên (huyện A Lưới) tổ chức khởi công xây dựng “Nhà cho người nghèo nơi biên giới” trên địa bàn. Tham dự lễ khởi công có Đại tá Đặng Ngọc Hiệu, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh.

Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo
Hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo

Chiều 22/2, Công ty Bảo hiểm PVI Huế và các đối tác hỗ trợ đã trao 60 triệu đồng kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa cho gia đình bà Nguyễn Thị Dần, trú tại thôn Chính An, xã Phong Chương, huyện Phong Điền.

Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động
Chọn ngành theo dự báo thị trường lao động

Cùng với sở thích, đam mê, thế mạnh bản thân, chọn ngành theo dự báo thị trường lao động là tiêu chí mà thí sinh cần chú ý trước ngưỡng cửa đăng ký xét tuyển đại học (ĐH).