Thứ Ba, 07/04/2020 20:47

Phát triển ngôn ngữ viết cho 190 học sinh tiểu học Cơ tu, Pa Kô và Tà ôi

Chiều 7/10, Sở GD&ĐT tổ chức tổng kết 5 năm triển khai dự án thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Cơ Tu và 3 năm thí điểm phát triển ngôn ngữ viết Pa Kô, Tà Ôi cho gần 190 học sinh tiểu học người dân tộc thiểu số tại 6 trường tiểu học huyện Nam Đông và A Lưới.

Dạy tiếng Việt cho trẻ dân tộc: Cái khó ló cái khônGặp khó khi học ngôn ngữ thứ baDạy song ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số

Giờ học của học sinh tiểu học huyện Nam Đông 

Thuận lợi trong quá trình triển khai dự án là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy là người dân tộc biết tiếng Cơ tu, Pa Kô, Tà Ôi và có kinh nghiệm trong dạy học, gần gũi và hiểu biết về văn hóa, tập quán của đồng bào tại địa phương đang công tác. Giáo viên và cán bộ quản lý tham gia giảng dạy được tập huấn kỹ năng và phương dạy ngôn ngữ viết tiếng  Cơ tu, Pa Kô, Tà Ôi.

Học sinh được chọn tham gia dự án là  học sinh đã biết nói tiếng Cơ Tu, Pa Kô, Tà Ôi (tiếng mẹ đẻ) và đã biết đọc, viết Tiếng Việt. Các trường được chọn tham gia dự án có 100% học sinh được học 2 buổi/ngày. Trang thiết bị dạy học, tài liệu học tập và kinh phí hoạt động được cấp đầy đủ theo thỏa thuận của Dự án.

Hội nghị đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình triển khai: Dạy ngôn ngữ viết tiếng dân tộc là nội dung mới đối với giáo viên và đặc biệt là với học sinh người dân tộc nên chưa có tài liệu và kinh nghiệm giảng dạy. Sự phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh còn gặp khó khăn do phụ huynh là đồng  bào dân tộc thiểu số, kinh tế khó khăn và còn rào cản về ngôn ngữ giao tiếp.

Sự quan tâm, chăm sóc con em, học tập của cha mẹ học sinh chưa nhiều. Một số từ, cách phát âm người dân tộc của  địa phương huyện Nam Đông khác cách phát âm của người dân tộc của địa phương A Lưới, hoặc ở mỗi xã có khác nhau.

Cách phát âm nhiều từ của người dân tộc Cơ Tu A Lưới khác với âm chuẩn trong tài liệu dạy học, nhiều từ của ngôn ngữ Cơ Tu đã bị “lai” từ ngôn ngữ Pa Cô nên trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh còn lúng túng. Đa số học sinh đã quen cách ghép âm vần tiếng Việt nên trong quá trình viết chữ Cơ Tu còn sai sót.

Từ năm học 2021-2022, số học sinh tham gia học ngôn ngữ viết Cơ Tu đã hoàn thành chương trình Tiểu học chuyển lên học trường THCS nên khó khăn trong việc sắp xếp thời khóa biểu, công tác vận động học sinh dẫn đến tỉ lệ chuyên cần nhiều buổi học chưa đảm bảo.

Tin, ảnh: Huế Thu

  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân
Dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Trang bị kiến thức và kỹ năng thực hành xã hội là hoạt động được các cấp bộ Đoàn nỗ lực triển khai nhằm phát huy công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc
Người đàn ông Tà Ôi lan tỏa văn hóa các dân tộc

Không chỉ am hiểu những món ăn truyền thống của người đồng bào mình, ông Hồ Nhật Tân (SN 1958, người đồng bào Tà Ôi, ngụ xã A Ngo, huyện A Lưới) còn có khả năng học ngôn ngữ của dân tộc khác rất nhanh...

Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số
Xây dựng môi trường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số

Không như học sinh người Kinh, trước khi đến trường đa số trẻ dân tộc thiểu số (DTTS) chưa thể sử dụng được tiếng Việt. Vì vậy, việc giao tiếp thông thường với giáo viên của các em luôn gặp khó khăn. Việc vận động phụ huynh cho học sinh đến lớp vốn đã khó, để duy trì việc trẻ đi học chuyên cần lại càng khó hơn.

Boi p’ruc đón khách
Boi p’ruc đón khách

Boi p’ruc là tên gọi món muối cùng các loại lá, hạt thảo dược của người Tà ôi trên vùng cao A Lưới. Đây là muối chấm “thần thánh” dùng cho nhiều món ăn của bà con trong ngày thường và các ngày lễ truyền thống.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để người dân đón tết trong những ngôi nhà mới
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng để người dân đón tết trong những ngôi nhà mới

Sáng 06/01, ông Huỳnh Công Quảng – Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy cùng các đồng chí thường trực Huyện ủy huyện A Lưới đã có buổi kiểm tra tiến độ xây nhà ở của các đối tượng vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ tại xã Hồng Bắc, huyện A Lưới.