Thứ Hai, 14/07/2008 05:05

Trở về với văn hóa dân gian

Trong những lần đến vùng cao A Lưới, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy nhiều em nhỏ say mê với các trò chơi dân gian... Một số thầy cô cho biết, đây là hình thức giáo dục gần gũi, dễ hiểu và kích thích sự phát triển trí tuệ của trẻ nhỏ. Trước đó, dự án Sân khấu học đường được triển khai ở một số đơn vị giáo dục trên địa bàn đã tạo nên tiếng vang lớn. Ngoài việc tìm kiếm lực lượng bổ sung cho nền văn hóa truyền thống đang ngày càng già đi, dự án còn thổi một luồng gió mới vào tình yêu nghệ thuật dân tộc trong lớp trẻ.

Xa hơn ở các làng quê, tự thân người dân đã khôi phục những bài hát, điệu múa cổ phục vụ sinh hoạt văn hóa. Một số làn điệu đã ra mắt tại các cuộc liên hoan văn hóa nghệ thuật quần chúng khiến người xem nức lòng còn người làm công tác quản lý văn hóa thì mừng thầm bởi loại hình nghệ thuật dân gian này vẫn còn sức hút đặc biệt trong dòng chảy văn hóa. Mừng hơn, một trong các sản phẩm đó là múa Náp, múa Thiên hạ thái bình... đã được đưa vào phục vụ tour du lịch, thậm chí là lọt vào tầm ngắm của các dự án phát triển văn hóa.

Mới đây, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch thị xã Hương Thủy tổ chức lớp tập huấn hát dân ca cho cán bộ văn hóa tuyến cơ sở. Đây không phải là đơn vị đầu tiên có sự quan tâm đặc biệt đến việc bảo tồn và phát huy dân ca. Một cán bộ phụ trách về chuyên môn lớp tập huấn cho rằng, Huế là vùng đất giàu bản sắc văn hóa truyền thống, không biết tận dụng thế mạnh sẵn có sẽ rất lãng phí. Trong các cuộc liên hoan, hội diễn nghệ thuật toàn quốc, nếu đưa ca múa nhạc đương đại ra thi thố, ta không bằng bạn; còn tận dụng mảng dân ca, mang bản sắc cây nhà lá vườn thì xác suất chiến thắng bao giờ cũng nhiều hơn.
Phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống đã khó nhưng phải làm sao để nó có sức sống lâu bền hơn, ví như cần môi trường diễn xướng thường xuyên, xây dựng đội ngũ nhân lực kế cận... Nếu chỉ là nỗ lực của những người công tác văn hóa không thì e chưa đủ...
Linh Tuệ
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83 ”
Hà Nội hoàn thành chỉ tiêu “Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%”

Chỉ số Hài lòng năm 2023 của Hà Nội đạt 83,57%, xếp thứ 21/63 tỉnh/thành phố, tăng 3,41%, tăng tới 9 bậc so với năm trước và đứng thứ 2 trong 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Với kết quả này, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra là Chỉ số Hài lòng năm 2023 đạt trên 83%.

Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử
Làng nghề truyền thống trước xu hướng thương mại điện tử

Trong xu thế hội nhập quốc tế, thương mại điện tử (TMĐT) đã và đang trở thành kênh quảng bá mang lại hiệu quả cao, không chỉ đối với thị trường trong nước, mà còn có cơ hội lan tỏa ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, tiềm năng từ ứng dụng TMĐT vào sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố vẫn là một vấn đề cần quan tâm nghiên cứu để có hướng đi thích hợp.

Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội
Cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận.

Kiến tạo động lực tăng trưởng mới
Kiến tạo động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Kinh tế - xã hội Việt Nam 2023 với chủ đề “Tăng cường năng lực nội sinh, kiến tạo động lực cho tăng trưởng và phát triển bền vững” do Ủy ban Kinh tế của Quốc hội phối hợp với Ban Kinh tế Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 19/9/2023 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia.